Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

(Baohatinh.vn) - Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?

Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh xuất hiện một số điểm bày bán hàng hóa trên các vỉa hè, điểm công cộng hoặc hội chợ thương mại với lời quảng cáo “hàng Nhật bãi”.

Tò mò, chúng tôi ghé vào một điểm bán hàng trên đường Vũ Quang, phường Thạch Linh với đủ loại đồ dùng gia dụng, đồ điện tử. Một người đàn ông bán hàng mời chào: "Đây là hàng Nhật, điểm bán này đã trở thành quen thuộc với nhiều người. Người dân khu vực lân cận hầu như ai cũng đến mua hàng nên mọi người cứ yên tâm lựa chọn".

bqbht_br_4.jpg
Trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh xuất hiện một số điểm bày bán hàng hóa trên vỉa hè với lời quảng cáo “hàng Nhật bãi”.

Qua quan sát, hàng hóa được bày bán ở đây chủ yếu là đồ gia dụng. Trong đó, đồ điện có nồi cơm, nồi áp suất, bếp từ, loa nghe nhạc, máy hàn, máy khoan, cưa điện, sạc điện thoại, sạc dự phòng, máy hút bụi, máy sấy tóc, tông đơ… Đồ dùng khác có dao, thớt, kéo, cưa, đục, tua vít, cờ lê, mỏ lết, búa, kìm, xẻng, đèn pin, bơm xe, nồi, chảo, móc khoá, bấm móng tay...

Tất cả đều là hàng cũ, đã qua sử dụng, có nhãn hoặc khắc chữ nước ngoài, hầu hết sản phẩm không có nhãn phụ bằng tiếng Việt. Theo lời quảng cáo của người bán, hàng hóa ở đây là đồ dùng có nguồn gốc từ Nhật Bản.

bqbht_br_3.jpg
1 chiếc dao cũ được chào bán với giá 700 nghìn đồng.

Dù là đồ cũ, nhưng các món hàng vẫn được bán với mức giá khá cao như: Dao các loại có giá dao động từ 300 - 500 nghìn, có loại 700 nghìn đồng/chiếc; nồi, chảo có trên 250 nghìn đồng; móc khóa có giá 50 - 70 nghìn đồng…

Anh Trần Văn Dũng - người dân huyện Thạch Hà chia sẻ: "Tôi đã mua hàng tại điểm bán trên đường Vũ Quang (Thạch Linh, thành phố Hà Tĩnh) một vài lần. Dù là hàng cũ và không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc nhưng họ quảng cáo là hàng Nhật nên vẫn mua. Với một vài thiết bị điện, người bán có cam kết nếu máy không hoạt động thì được trả lại".

bqbht_br_2.jpg
Dù bán với giá cao nhưng nhiều người dân vẫn quan tâm, mua và sử dụng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, khái niệm “hàng Nhật bãi” là những sản phẩm đồ gia dụng, đồ điện tử... được sản xuất dành riêng cho thị trường Nhật Bản (hàng nội địa). Theo quy định của Nhật Bản, tất cả các mặt hàng đều có hạn sử dụng, đặc biệt là đồ điện tử, đồ gia dụng; đến thời hạn, người dùng sẽ phải bỏ đi và thay thế bằng một sản phẩm mới, kể cả khi những món đồ đó vẫn còn sử dụng được. Như vậy tại Nhật bản, những đồ dùng này được coi là “rác thải”.

Những đồ cũ sau khi được thải loại sẽ được phân loại, có người thu gom tập kết và bán lại cho người tiêu dùng khác. Thị trường mà đồ Nhật bãi nhắm đến thường là một số các quốc gia tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

bqbht_br_1.jpg
Nhiều mặt hàng cũ kỹ, hoen gỉ cũng được chào bán.

Ông Trần Hữu Hạnh - Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Hà Tĩnh cho biết, theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ, một số mặt hàng đã qua sử dụng ở nước ngoài bị cấm nhập khẩu vào nước ta. Vì vậy, các mặt hàng được quảng cáo "hàng bãi Nhật" là hàng hóa nhập lậu. Các lực lượng chức năng, quản lý thị trường cần tổ chức kiểm tra hóa đơn, chứng từ của cá nhân, đơn vị kinh doanh hàng hóa nhập khẩu; quản lý hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu theo quy định.

Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Hà Tĩnh cũng khuyến cáo, người dân không nên mua các loại hàng hóa nước ngoài đã qua sử dụng do chưa được cơ quan chức năng kiểm tra chất lượng hàng hóa. Mặt khác, người mua cũng không có cơ sở để xác định giá trị, giá cả hàng hóa; chưa kể việc người bán quảng cáo là hàng Nhật nhưng nguồn gốc sản phẩm thật sự chưa được xác minh. Hơn hết, việc mua và sử dụng các mặt hàng này là hành vi tiếp tay cho việc kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu; nhập khẩu các loại rác thải vào Việt Nam.

Theo mục 2 Phụ lục 1, Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ, hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu bao gồm các nhóm hàng:

a) Hàng dệt may, giày dép, quần áo.

b) Hàng điện tử.

c) Hàng điện lạnh.

d) Hàng điện gia dụng.

đ) Thiết bị y tế.

e) Hàng trang trí nội thất.

g) Hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác.

h) Xe đạp.

i) Mô tô, xe gắn máy.

Theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 50 triệu đồng.

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.