Ý nghĩa giáo dục từ chương trình “Hát mãi khúc quân hành”

(Baohatinh.vn) - Tại chương trình giao lưu, giáo viên, học sinh học sinh Trường Tiểu học Cương Gián 2 (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) cùng nhau ôn lại lịch sử đấu tranh của dân tộc, truyền thống hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ý nghĩa giáo dục từ chương trình “Hát mãi khúc quân hành”

Nhân kỷ niệm 76 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2020), chiều 18/12, Trường Tiểu học Cương Gián 2 (huyện Nghi Xuân) phối hợp với Trạm Rada 525 Quân chủng Hải quân (đóng quân tại xã Cương Gián) tổ chức chương trình giao lưu “Hát mãi khúc quân hành”.

Ý nghĩa giáo dục từ chương trình “Hát mãi khúc quân hành”

Tại chương trình giao lưu, 30 học sinh đại diện cho gần 200 học sinh tham gia phần thi “Rung chuông vàng” xoay quanh chủ đề về Bác Hồ, Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP, anh Kim Đồng, chị Võ Thị Sáu và các phong trào thi đua yêu nước;

Ý nghĩa giáo dục từ chương trình “Hát mãi khúc quân hành”

Những câu hỏi liên quan đến ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, chiến thắng Điện Biên Phủ, phong trào Đồng Khởi… đã được các em học sinh giải đáp một cách thấu đáo.

Ý nghĩa giáo dục từ chương trình “Hát mãi khúc quân hành”

Sau cuộc thi, các em học sinh và các chiến sỹ Trạm Ra đa 525 còn cùng nhau tham gia những trò chơi khác như: “vượt chướng ngại vật cắm cờ về đích”...

Ý nghĩa giáo dục từ chương trình “Hát mãi khúc quân hành”

...“bịt mắt đập bóng”…

Ý nghĩa giáo dục từ chương trình “Hát mãi khúc quân hành”

Chương trình không chỉ giúp các em hiểu hơn về nhiệm vụ cao cả của người lính mà còn thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết quân dân

Ý nghĩa giáo dục từ chương trình “Hát mãi khúc quân hành”

“Hát mãi khúc quân hành” là hoạt động ngoại khóa, tạo sân chơi bổ ích không chỉ giúp các em học sinh giải tỏa căng thẳng sau những giờ học ở lớp, giáo dục các em lòng tự tôn, tự hào về truyền thống đấu tranh của lớp lớp cha anh đi trước mà còn nâng cao nhận thức của các em hiểu biết hơn chặng đường đấu tranh anh dũng bất khuất của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Đọc thêm

Những tiết học không smartphone tại Hà Tĩnh

Những tiết học không smartphone tại Hà Tĩnh

Nhiều trường học trên địa bàn Hà Tĩnh thời gian qua đã có những cách làm hay trong việc quản lý học sinh sử dụng điện thoại thông minh, giúp các em tập trung hơn cho việc học.
Niềm tự hào của người Chứt ở bản Rào Tre

Niềm tự hào của người Chứt ở bản Rào Tre

Hồ Viết Đức là niềm tự hào của người Chứt ở bản Rào Tre (Hương Khê, Hà Tĩnh) khi trở thành sinh viên đại học. Hành trang đến giảng đường của em mang theo cả ước mơ của đồng bào dưới chân núi Cà Đay.