Trong số này, lực lượng chức năng đã tiến hành cách ly y tế 27.893 người, lấy mẫu xét nghiệm 20.806 người, có 10.533 mẫu âm tính, số còn lại đang chờ kết quả.
Lấy mẫu xét nghiệm cho cán bộ, y, bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: Phạm Hùng/TTXVN phát)
Thông tin Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, tính đến 21 giờ ngày 7/4/2020 đã rà soát được 52.239 người liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai bao gồm 2.272 cán bộ y tế của bệnh viện; 4.309 bệnh nhân nội trú; 1.937 bệnh nhân ngoại trú; 23.193 bệnh nhân khám ngoại trú; 12.775 người thân/người chăm sóc; 747 nhân viên phục vụ và 7.006 người khác liên quan.
Trong số này, lực lượng chức năng đã tiến hành cách ly y tế 27.893 người, lấy mẫu xét nghiệm 20.806 người, trong đó có 10.533 mẫu âm tính, số còn lại đang chờ kết quả. Các địa phương đã thực hiện việc cách ly và kiểm soát người đến Bệnh viện Bạch Mai.
Cũng tính đến 17 giờ ngày 7/4/2020 có 3.292 người đang trong Bệnh viện Bạch Mai, trong đó có 2.232 nhân viên, 783 bệnh nhân (124 bệnh nhân nặng, trong đó 31 bệnh nhân tiên lượng tử vong), 277 người nhà bệnh nhân.
Liên quan đến công tác khám chữa bệnh, Ban Chỉ đạo cho biết, các cơ sở y tế vẫn đảm bảo phục vụ khám chữa bệnh trong điều kiện có dịch, tuy nhiên số lượt người đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế ở các tuyến giảm đáng kể, từ 489.624 lượt khám ngày 6/4 xuống còn 341.419 lượt khám ngày 7/4 (giảm 30%).
Trong đó ở tuyến Trung ương, từ 11.910 lượt ngày 6/4 xuống còn 6.568 lượt ngày 7/4 (giảm 45%); tuyến tỉnh, thành phố, từ 100.509 lượt ngày 6/4 xuống còn 66.120 lượt ngày 7/4 (giảm 34%); tuyến huyện, từ 266.560 lượt ngày 6/4 xuống còn 186.219 lượt ngày 7/4 (giảm 30%); tuyến xã, từ 110.645 lượt ngày 6/4 xuống còn 82.512 lượt ngày 7/4 (giảm 25%).
Tính đến sáng 8/4, Việt Nam ghi nhận 251 trường hợp mắc COVID-19, trong đó 45 trường hợp liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai, 18 trường hợp liên quan tới quán Bar Buddha ở Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời ghi nhận thêm 1 ổ dịch tại Hạ Lôi, Mê Linh (Hà Nội) với 2 trường hợp mắc; 112 trường hợp mắc COVID-19 được phát hiện tại khu cách ly tập trung, trong đó có 107/112 trường hợp là người Việt Nam.
Cả nước đã có 122 trường hợp đã khỏi bệnh (trong đó 106 trường hợp tiếp tục được theo dõi tại các cơ sở y tế); 125 bệnh nhân đang được điều trị tại 21 cơ sở khám, chữa bệnh; 3 bệnh nhân diễn biến nặng, đang thở máy, lọc máu (gồm bệnh nhân số 20, 161 và 91), trong đó bệnh nhân số 20 có tiến triển tốt hơn, kết thúc ECMO, bệnh nhân số 91 chuyển sang thở máy xâm nhập và ECMO; 25 trường hợp âm tính từ 1 lần trở lên (trong đó có 17 trường hợp âm tính từ 2 lần trở lên).
Ngứa da, nổi mề đay, khó thở, viêm mũi kéo dài… thường bị nhiều người xem là do dị ứng thời tiết hoặc da nhạy cảm và tự điều trị bằng thuốc tự mua hoặc mẹo dân gian.
Ngành Y tế Hà Tĩnh cảnh báo, thời tiết nắng nóng sẽ có nguy cơ xảy ra một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đòi hỏi người dân không được chủ quan, lơ là.
Theo cập nhật từ Sở Y tế Hà Tĩnh, trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, có 106 bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông, giảm 12,4% so với kỳ nghỉ lễ năm 2024.
Hàng loạt vụ làm giả dầu ăn, mì chính, sữa… bị phát hiện trong thời gian gần đây khiến người dân Hà Tĩnh khá lo lắng và nhanh chóng thay đổi cách lựa chọn thực phẩm.
Trong dịp lễ, tại các phòng bệnh, các y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh vẫn miệt mài túc trực ngày đêm chăm sóc, giành giật sự sống cho người bệnh.
12 em bé đã chào đời tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh trong sự vui mừng của gia đình, các y, bác sĩ vào buổi sáng đặc biệt, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng niềm Nam, thống nhất đất nước.
Hiện nay, các cơ sở y tế ở Hà Tĩnh đã sẵn sàng về nhân lực, vật tư, thuốc để cấp cứu, điều trị và chăm sóc một cách chu đáo cho người bệnh trong dịp nghỉ lễ dài ngày 30/4 – 1/5.
Sở Y tế Hà Tĩnh yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh đảm bảo nhân lực, thuốc, vật tư y tế và tổ chức tốt việc trực, cấp cứu, khám chữa bệnh cho Nhân dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Không cần đi khám, không cần chẩn đoán, thậm chí không cần biết mình mắc bệnh gì - nhiều người ở Hà Tĩnh sẵn sàng tự khám bệnh rồi ra hiệu thuốc mua thuốc như một… bác sỹ thực thụ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng đề xuất Công ty Kensys Thái Lan hỗ trợ Hà Tĩnh trải nghiệm công nghệ khám bệnh bằng trí tuệ nhân tạo để đánh giá, nghiên cứu.
Theo các bác sĩ ở Hà Tĩnh, việc sử dụng chất cấm để ngâm giá đỗ không chỉ ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe cộng đồng.
Cục An toàn Thực phẩm đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả đang còn trên thị trường.
Quá trình thực hiện bệnh án điện tử, các cơ sở y tế ở Hà Tĩnh gặp không ít khó khăn. Trong đó, chi phí CNTT chưa được kết cấu vào giá dịch vụ khám chữa bệnh là rào cản lớn.
Bộ Y tế hướng dẫn người dân cách tra cứu số đăng ký và mẫu nhãn thuốc đã được cấp phép nhằm xác định rõ nguồn gốc thuốc. Thông tin được Báo Hà Tĩnh đăng tải giúp người dân nâng cao ý thức trong việc sử dụng thuốc an toàn và hợp pháp.
"Bộ Y tế yêu cầu rà soát dùng sữa trong bệnh viện. Sử dụng từ khi nào, cho ai, nếu có vấn đề về sức khỏe liên quan dùng sữa, cơ sở y tế phải có trách nhiệm trong việc tham mưu, tư vấn cho người bệnh".
Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Y tế Hà Tĩnh đã vượt lên gian khó, trở thành chỗ dựa vững chắc cho tiền tuyến và hậu phương, góp phần tích cực vào thắng lợi chung của quê hương, đất nước.
Ngành Y tế Hà Tĩnh cảnh báo, việc người dân tự ý mua thuốc không theo chỉ dẫn, kê đơn của bác sỹ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí tử vong.
Công tác dân số ở thành phố Hà Tĩnh được triển khai tích cực, đồng bộ, góp phần nâng cao chất lượng dân số và thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Bộ Y tế, chiều nay (13/4) cho biết, hiện nay bệnh sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp là người trưởng thành, có diễn biến nặng và đã ghi nhận trường hợp tử vong.
Hơn 30 năm cống hiến cho nghề y, bác sỹ Phạm Thị Hồng Lam - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã ghi dấu ấn bằng trình độ chuyên môn và lòng nhiệt huyết.