Đã rà soát được trên 52.000 người liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai

Trong số này, lực lượng chức năng đã tiến hành cách ly y tế 27.893 người, lấy mẫu xét nghiệm 20.806 người, có 10.533 mẫu âm tính, số còn lại đang chờ kết quả.

Đã rà soát được trên 52.000 người liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai

Lấy mẫu xét nghiệm cho cán bộ, y, bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: Phạm Hùng/TTXVN phát)

Thông tin Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, tính đến 21 giờ ngày 7/4/2020 đã rà soát được 52.239 người liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai bao gồm 2.272 cán bộ y tế của bệnh viện; 4.309 bệnh nhân nội trú; 1.937 bệnh nhân ngoại trú; 23.193 bệnh nhân khám ngoại trú; 12.775 người thân/người chăm sóc; 747 nhân viên phục vụ và 7.006 người khác liên quan.

Trong số này, lực lượng chức năng đã tiến hành cách ly y tế 27.893 người, lấy mẫu xét nghiệm 20.806 người, trong đó có 10.533 mẫu âm tính, số còn lại đang chờ kết quả. Các địa phương đã thực hiện việc cách ly và kiểm soát người đến Bệnh viện Bạch Mai.

Cũng tính đến 17 giờ ngày 7/4/2020 có 3.292 người đang trong Bệnh viện Bạch Mai, trong đó có 2.232 nhân viên, 783 bệnh nhân (124 bệnh nhân nặng, trong đó 31 bệnh nhân tiên lượng tử vong), 277 người nhà bệnh nhân.

Liên quan đến công tác khám chữa bệnh, Ban Chỉ đạo cho biết, các cơ sở y tế vẫn đảm bảo phục vụ khám chữa bệnh trong điều kiện có dịch, tuy nhiên số lượt người đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế ở các tuyến giảm đáng kể, từ 489.624 lượt khám ngày 6/4 xuống còn 341.419 lượt khám ngày 7/4 (giảm 30%).

Trong đó ở tuyến Trung ương, từ 11.910 lượt ngày 6/4 xuống còn 6.568 lượt ngày 7/4 (giảm 45%); tuyến tỉnh, thành phố, từ 100.509 lượt ngày 6/4 xuống còn 66.120 lượt ngày 7/4 (giảm 34%); tuyến huyện, từ 266.560 lượt ngày 6/4 xuống còn 186.219 lượt ngày 7/4 (giảm 30%); tuyến xã, từ 110.645 lượt ngày 6/4 xuống còn 82.512 lượt ngày 7/4 (giảm 25%).

Tính đến sáng 8/4, Việt Nam ghi nhận 251 trường hợp mắc COVID-19, trong đó 45 trường hợp liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai, 18 trường hợp liên quan tới quán Bar Buddha ở Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời ghi nhận thêm 1 ổ dịch tại Hạ Lôi, Mê Linh (Hà Nội) với 2 trường hợp mắc; 112 trường hợp mắc COVID-19 được phát hiện tại khu cách ly tập trung, trong đó có 107/112 trường hợp là người Việt Nam.

Cả nước đã có 122 trường hợp đã khỏi bệnh (trong đó 106 trường hợp tiếp tục được theo dõi tại các cơ sở y tế); 125 bệnh nhân đang được điều trị tại 21 cơ sở khám, chữa bệnh; 3 bệnh nhân diễn biến nặng, đang thở máy, lọc máu (gồm bệnh nhân số 20, 161 và 91), trong đó bệnh nhân số 20 có tiến triển tốt hơn, kết thúc ECMO, bệnh nhân số 91 chuyển sang thở máy xâm nhập và ECMO; 25 trường hợp âm tính từ 1 lần trở lên (trong đó có 17 trường hợp âm tính từ 2 lần trở lên).

Theo Vietnam+

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.