Cơ hội vàng để quảng bá thương hiệu cam và nông sản Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Lễ hội cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ nhất năm 2017, dự kiến sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 25 - 27/11/2017) nhằm giới thiệu, quảng bá chất lượng cam ngon nổi tiếng và một số nông sản đặc sản Hà Tĩnh đến với đông đảo người tiêu dùng, đồng thời, thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu.

co hoi vang de quang ba thuong hieu cam va nong san ha tinh

Sản phẩm của gia đình chị Trần Thị Hiền (thôn Anh Hùng), cùng 5 hộ trồng cam của xã Thượng Lộc được chọn tham dự lễ hội.

Ông Nguyễn Mạnh Tường – Giám đốc Trung tâm Khuyến công tỉnh (đơn vị thường trực tổ chức lễ hội) cho biết, để chuẩn bị cho lễ hội, từ nhiều tháng nay, các đơn vị, địa phương đã tập trung cao cho công tác tuyên truyền, chuẩn bị các điều kiện đảm bảo. Yêu cầu của lễ hội là phải mang lại hiệu quả thiết thực cho các doanh nghiệp, cơ sở trồng, SXKD cam và nông sản. Lễ hội phải tạo được dấu ấn và bản sắc riêng của con người, quê hương Hà Tĩnh.

“Đến thời điểm này, các công việc “hậu cần” chuẩn bị cho lễ hội đã cơ bản hoàn tất. Quy mô dự kiến khoảng 100 gian hàng, trong đó, cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh dự kiến 60 gian, 40 gian còn lại trưng bày các loại sản phẩm khác như: Vật tư nông nghiệp và giống cây trồng; triển lãm NTM, khoa học công nghệ; sản phẩm văn hóa và sách khoa học nông nghiệp; sản phẩm nông nghiệp - nông thôn tiêu biểu; ẩm thực, giải khát và gian hàng các tỉnh bạn” – ông Tường thông tin thêm.

Bên cạnh công tác chuẩn bị khẩn trương, chu đáo của các đơn vị tổ chức, các chủ trang trại cam - “nhân vật” chính của lễ hội cũng rất háo hức, vui mừng và đặt nhiều kỳ vọng khi tham gia lễ hội.

co hoi vang de quang ba thuong hieu cam va nong san ha tinh

Hồng Đông Lộ (Thạch Đài - Thạch Hà) có vị giòn, ngọt đặc trưng mà những vùng miền khác không có được.

“Cam Thượng Lộc có chất lượng thơm ngon, ngọt, màu sắc đẹp. Thông qua lễ hội này, chúng tôi hy vọng sẽ được quảng bá, giới thiệu hình ảnh về sản phẩm cam của địa phương đến với người tiêu dùng cả nước và nước ngoài” - chị Trần Thị Hiền (ở thôn Anh Hùng, 1 trong 6 hộ trồng cam của xã Thượng Lộc - Can Lộc) được chọn tham dự lễ hội phấn khởi nói.

Còn anh Bùi Đình Hà, chủ trang trại cam hơn 1.000 gốc ở xã Sơn Thọ (Vũ Quang) thì cho rằng, đây không chỉ là sân chơi, là cuộc thi về chất lượng mà còn là cơ hội cho các chủ trang trại, vườn cam và nhà khoa học trong và ngoài tỉnh trao đổi, bảo tồn giống cây quý, chuyển giao KHKT, công nghệ vào sản xuất.

Tại các vùng trồng cam ngon nổi tiếng khác như: Khe Mây (Hương Khê); Đức Bồng, Sơn Thọ (Vũ Quang); Sơn Mai, Sơn Trường (Hương Sơn), mấy tháng qua, các chủ vườn cũng tập trung cao độ cho việc chăm sóc những cây cam “chủ lực” để có những quả đẹp nhất, ngon nhất đem đến lễ hội.

Cũng theo tiết lộ của Ban Tổ chức, ngoài cam là sản phẩm chủ lực của lễ hội còn có các sản phẩm đặc sản cây trái khác như: Bưởi, quýt, chanh, hồng, ổi; các sản phẩm đặc sản, thủy hải sản, lâm sản, nông sản; các mặt hàng vật tư nông nghiệp, cây giống phục vụ sản xuất; giới thiệu về sản phẩm, thành tựu văn hóa, khoa học công nghệ và thành quả chương trình xây dựng NMT của tỉnh.

Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, cam được xác định là cây trồng chủ lực được ưu tiên phát triển tại các huyện miền núi như: Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê, Can Lộc, Kỳ Anh... Hà Tĩnh đặt mục tiêu đến năm 2020 mở rộng diện tích cam chất lượng cao từ 2.360 ha lên 4.050 ha; sản lượng 54 nghìn tấn; giá trị sản xuất 1.648 tỷ đồng.

Đọc thêm

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".
Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.