Xôn xao mùa gặt…

(Baohatinh.vn) - Khi cái nắng mùa hạ bắt đầu đốt bỏng rát lưng người, cũng là lúc bà con nông dân Hà Tĩnh rậm rịch ra đồng thu hoạch lúa xuân. Đối với người nông dân, mùa nào cũng bận rộn, nhưng tất bật hơn cả vẫn là mùa gặt...

xon xao mua

Toàn tỉnh đã thu hoạch được hơn 20% diện tích lúa xuân.

Vào vụ lúa chín, nhà có bao nhiêu nhân lực đều ra đồng, người hối hả trên đồng, người lo trau phơi. Mùa này, thỉnh thoảng, trời đang chang chang nắng lại đổ mưa rào, bà con nông dân chỉ có thể “quay cù cù” mới kịp việc đồng áng.

Vừa nghỉ sức sau khi gặt xong mấy sào ruộng, anh Trương Hữu Bá (xã Trung Lễ, Đức Thọ) rót bát nước chè mời khách trên bờ ruộng, chia sẻ: “Mùa gặt lúa vụ xuân bao giờ cũng là thời điểm khắc nghiệt nhất, nắng cháy lưng. Thế nhưng, cũng nhờ nắng mà nông dân chúng tôi mới trau phơi khô khén được. Lúc nào ngoài đồng rơm vàng hươm, lúa cất đầy bồ mới yên tâm. Như mọi năm, vụ lúa chính trong năm, gia đình luôn đầu tư cao hơn cả, từ chọn giống đến quy trình chăm sóc. 4 sào giống lúa P6 đều được mùa, dự kiến năng suất khoảng 3 tạ/sào, dư để gia đình anh sử dụng".

Những cánh đồng lúa nếp 98 ở huyện Can Lộc chín vàng, hạt tròn mây mẩy. Trên cánh đồng Dăm De, thôn Như Nại, xã Xuân Lộc khoảng 3-4 ngày nay, những chiếc máy gặt đập đã ù ù chạy băng băng trên cánh đồng. Theo bà con, nếp 98 là một trong những giống cho thu hoạch sớm nhất và được mùa nhất vụ lúa năm nay. Bởi thế mà, diện tích sản xuất khá ổn định và được bà con huyện lúa Can Lộc ưa chuộng.

Bà Nguyễn Thị Loan (thôn Thuận Thăng, Khánh Lộc) cho biết: “Vụ xuân này, ngoài 3 sào lúa VTNA2 làm để ăn thì tôi còn làm 3 sào nếp, chủ yếu để bán”.

xon xao mua

Những cánh đồng P6 cho lúa bội thu ở Đức Thọ

Ở một số xã vùng bãi ngang của Thạch Hà và Lộc Hà, mùa gặt đã về gần nửa tháng nay. Lúa chín tới đâu, bà con thu hoạch, phơi phong đến đó. Đầu tháng 5, thời tiết thuận lợi, nắng trải đều nên bà con tranh thủ trau phơi khô khén.

Những ngả đường, những cánh đồng dẫn về làng đều tấp nập xe cộ, người gồng gánh... Lúa có thể sẽ được đóng bì ngay nhờ có máy gặt đập, hoặc bà con tận dụng máy gặt mini đối với những nơi ruộng chín chưa tập trung thuê máy tuốt ngay tại đồng rồi chở về nhà. Bắt đầu từ 1 tuần lễ nay, toàn tỉnh đã thu hoạch được gần 30% diện tích, tập trung phần lớn ở các địa phương như: Đức Thọ, Thạch Hà, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên…

Nốt trầm trong bức tranh thu hoạch vụ xuân năm nay là bệnh đạo ôn cổ bông ngay trước mùa gặt đã làm người dân nhiều nơi phải chịu cảnh thất bát. Không đành lòng để mất trắng bao công sức, mồ hôi suốt mùa vụ, nhiều vùng, bà con xuống đồng “gặt lúa non” Thiên ưu 8 để vớt vát lại chút ít.

xon xao mua

ĐVTN Hà Tĩnh giúp dân thu hoạch lúa xuân

Bà Nguyễn Thị Thuần (phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) cho hay: “Ngày trước, bòn (bó) lúa nặng trĩu, phải sức trai tráng mới vác lên bờ được, nay thì một mình tôi có thể xách 2 tay 2 bòn. Biết chẳng còn mấy hạt nhưng chẳng lẽ bỏ công, bỏ sức rồi lại không thu về. Thôi thì, không ra gạo thì lấy lúa cho gà, vịt ăn”.

Còn anh Nguyễn Văn Thành (thôn Liên Vinh, Thạch Đài, Thạch Hà) gần 1 mẫu ruộng chủ yếu Thiên ưu 8, thế nên, mất chẳng kịp trở tay. Mùa thu hoạch này, vợ chồng anh đành phải tiết kiệm không thuê máy gặt mà tự gặt tay.

Chưa có năm nào thời tiết nhiều bất lợi như năm nay. Ngay cả lúc cận kề thu hoạch thì thời tiết vẫn có mưa phùn và nhiệt độ giảm sâu. Điều này ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch, bảo quản sản phẩm của bà con nông dân…

Chủ đề 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.