Xử lý nghiêm việc không chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh gia súc, gia cầm

(Baohatinh.vn) - UBND tỉnh vừa ban hành chỉ thị yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; giám đốc các sở; thủ trưởng các ngành triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống, dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản nãm 2017 theo quy định.

xu ly nghiem viec khong chap hanh tiem vac xin phong benh gia suc gia cam

Cần tổ chức tiêm phòng định kỳ cho gia súc, gia cầm đảm bảo tỷ lệ và thời gian theo quy định của UBND tỉnh

Theo đó, chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tăng cường thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách chăn nuôi, thú y nhằm nâng cao nhận thức, tính tự giác cho người chăn nuôi, nuôi trồng, giết mổ, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm, thủy sản và hành nghề thú y để thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh.

Chủ động giám sát dịch bệnh tận thôn, xóm, cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng, giao cho thú y cấp xã, trưởng các thôn, xóm và huy động các tổ chức đoàn thể cùng tham gia để theo dõi, phát hiện và báo cáo dịch bệnh kịp thời, tập trung xử lý dứt điểm các ổ dịch ngay khi mới phát sinh, không để dịch bùng phát, lây lan. Yêu cầu các trang trại chăn nuôi tập trung xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh gửi cơ quan thú y giám sát, báo cáo quá trình thực hiện theo quy định.

Tổ chức tiêm phòng định kỳ cho gia súc, gia cầm đảm bảo tỷ lệ và thời gian theo quy định của UBND tỉnh; thường xuyên rà soát để tiêm phòng bổ sung cho gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng định kỳ hoặc hết thời gian miễn dịch. Xử lý nghiêm các trường hợp chống đối, không chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm theo quy định và không hỗ trợ khi dịch xảy ra có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy.

Tăng cường công tác quản lý vận chuyển, quản lý giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; giao trách nhiệm cho chủ tịch UBND cấp xã xử lý nghiêm, xóa bỏ các điểm giết mổ nhỏ lẻ tại địa phương để đưa toàn bộ gia súc vào giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung. Định kỳ tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng, cơ sở giết mổ, chợ buôn bán gia súc, gia cầm, chuồng trại chăn nuôi, bãi chăn thả... theo quy định.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng, chống dịch bệnh đối với các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản; các hoạt động hành nghề thú y, kinh doanh thuốc thú y; kiểm tra định kỳ, đột xuất để chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Chủ động trích ngân sách địa phương đảm bảo tổ chức, triển khai công tác phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả. Thực hiện tốt các chính sách về phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản của trung ương và của tỉnh.

Giám đốc Sở NN&PTNT tham mưu cho UBND tỉnh ban hành lập thời các văn bản để chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên phạm vi toàn tỉnh; chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức tập huấn, hưóng dẫn công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản; cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại vắc xin, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch và chỉ đạo, giám sát việc tổ chức, thực hiện tại các địa phương.

Tăng cường quản lý đối với công tác phòng, chống dịch bệnh, buôn bán, giết mổ động vật; các hoạt động hành nghề, buôn bán thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và xử lý nghiêm các vi phạm về lĩnh vực chăn nuôi, thú y trên địa bàn tỉnh.

Sở Tài Chính chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản kịp thời, hiệu quả.

Các sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với ngành chuyên môn, chính quyền các địa phương theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định.

Sở TT&TT, Báo Hà Tĩnh, Đài PTTH tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thành phố, thị xã đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản.

Đề nghị UBMTTQ, các cơ quan đoàn thể cấp tỉnh có kế hoạch phối hợp với các sở, ngành chức năng và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và người dân chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản...

Đọc thêm

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".
Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.