Xúc tiến xây dựng chuỗi liên kết khép kín chăn nuôi lợn

(Baohatinh.vn) - Chiều 1/4, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị triển khai chuỗi liên kết khép kín trong chăn nuôi lợn với sự tham gia của 400 hộ chăn nuôi vừa và nhỏ chưa có liên kết bền vững trên toàn tỉnh.

Giám đốc Sở NN&PTNT Đặng Ngọc Sơn: Chăn nuôi của tỉnh đang phát triển theo hướng liên kết chuỗi, truy xuất nguồn gốc, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo điều kiện để sản phẩm thịt của Hà Tĩnh chinh phục thị trường nông sản sạch

Giám đốc Sở NN&PTNT Đặng Ngọc Sơn: Chăn nuôi của tỉnh đang phát triển theo hướng liên kết chuỗi, truy xuất nguồn gốc, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo điều kiện để sản phẩm thịt của Hà Tĩnh chinh phục thị trường nông sản sạch

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi của Hà Tĩnh phát triển mạnh, nhất là chăn nuôi lợn. Toàn tỉnh có hàng trăm mô hình chăn nuôi lợn từ vài chục con đến hàng nghìn con/lứa. Với chính sách hỗ trợ mạnh mẽ của tỉnh, ngành chăn nuôi đang phát triển theo hướng liên kết chuỗi, truy xuất nguồn gốc, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Hiện nay, tỉnh đã xây dựng được 160 trang trại chăn nuôi có quy mô 500 con trở lên theo hình thức liên kết chuỗi khép kín với doanh nghiệp. Từ năm 2015, tỉnh xây dựng 15 trại nái (có quy mô từ 300 con trở lên), đáp ứng cơ bản nhu cầu nguồn giống của địa phương, kiểm soát chặt chẽ an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây chính là cơ hội để ngành chăn nuôi Hà Tĩnh tạo dựng thương hiệu, nhất là thị trường nông nghiệp sạch, nông nghiệp an toàn.

Công ty CP Tập đoàn chế biến thực phẩm Nam Hà Nội thu mua 600 con lợn thịt tại Cẩm Xuyên vào 29/3 vừa qua

Công ty CP Tập đoàn chế biến thực phẩm Nam Hà Nội thu mua 600 con lợn thịt tại Cẩm Xuyên vào 29/3 vừa qua

Thông qua sự kết nối của Sở NN&PTNT, Công ty CP Tập đoàn chế biến thực phẩm Nam Hà Nội xúc tiến đầu tư liên kết chuỗi chăn nuôi lợn tại Hà Tĩnh. Theo đó, công ty hỗ trợ quy trình nuôi, cung cấp thức ăn và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho bà con nông dân. Sau khi hợp đồng kinh tế giữa công ty và hộ chăn nuôi được ký kết và người chăn nuôi có kế hoạch sản xuất, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Hà Tĩnh sẽ cho hộ nuôi vay vốn, tạo điều kiện cho người nông dân thực hiện liên kết chuỗi.

Trước đó, CP Tập đoàn chế biến thực phẩm Nam Hà Nội đã tiến hành thu mua 600 con lợn thịt đầu tiên theo ký kết với giá lợn hơi xuất chuồng là 50.000đ/kg (cao hơn giá thị trường 1.000đ/kg) tại Cẩm Xuyên.

Phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến sản xuất, kinh doanh giống, chăn nuôi

Phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến sản xuất, kinh doanh giống, chăn nuôi

Tại hội nghị, Chi cục Quản lý chất lượng Nông - lâm - thủy sản đã cung cấp cho các hộ chăn nuôi các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi, trong đó có các điều bộ luật hình sự liên quan đến tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, vận chuyển, tàng trữ chất cấm… Theo đó, các hộ chăn nuôi cam kết tuân thủ quy trình kỹ thuật, không sử dụng chất cấm, chất tạo nạc trong chăn nuôi.

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.