(Baohatinh.vn) - Chiều 1/4, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị triển khai chuỗi liên kết khép kín trong chăn nuôi lợn với sự tham gia của 400 hộ chăn nuôi vừa và nhỏ chưa có liên kết bền vững trên toàn tỉnh.
Giám đốc Sở NN&PTNT Đặng Ngọc Sơn: Chăn nuôi của tỉnh đang phát triển theo hướng liên kết chuỗi, truy xuất nguồn gốc, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo điều kiện để sản phẩm thịt của Hà Tĩnh chinh phục thị trường nông sản sạch
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi của Hà Tĩnh phát triển mạnh, nhất là chăn nuôi lợn. Toàn tỉnh có hàng trăm mô hình chăn nuôi lợn từ vài chục con đến hàng nghìn con/lứa. Với chính sách hỗ trợ mạnh mẽ của tỉnh, ngành chăn nuôi đang phát triển theo hướng liên kết chuỗi, truy xuất nguồn gốc, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Hiện nay, tỉnh đã xây dựng được 160 trang trại chăn nuôi có quy mô 500 con trở lên theo hình thức liên kết chuỗi khép kín với doanh nghiệp. Từ năm 2015, tỉnh xây dựng 15 trại nái (có quy mô từ 300 con trở lên), đáp ứng cơ bản nhu cầu nguồn giống của địa phương, kiểm soát chặt chẽ an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây chính là cơ hội để ngành chăn nuôi Hà Tĩnh tạo dựng thương hiệu, nhất là thị trường nông nghiệp sạch, nông nghiệp an toàn.
Công ty CP Tập đoàn chế biến thực phẩm Nam Hà Nội thu mua 600 con lợn thịt tại Cẩm Xuyên vào 29/3 vừa qua
Thông qua sự kết nối của Sở NN&PTNT, Công ty CP Tập đoàn chế biến thực phẩm Nam Hà Nội xúc tiến đầu tư liên kết chuỗi chăn nuôi lợn tại Hà Tĩnh. Theo đó, công ty hỗ trợ quy trình nuôi, cung cấp thức ăn và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho bà con nông dân. Sau khi hợp đồng kinh tế giữa công ty và hộ chăn nuôi được ký kết và người chăn nuôi có kế hoạch sản xuất, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Hà Tĩnh sẽ cho hộ nuôi vay vốn, tạo điều kiện cho người nông dân thực hiện liên kết chuỗi.
Trước đó, CP Tập đoàn chế biến thực phẩm Nam Hà Nội đã tiến hành thu mua 600 con lợn thịt đầu tiên theo ký kết với giá lợn hơi xuất chuồng là 50.000đ/kg (cao hơn giá thị trường 1.000đ/kg) tại Cẩm Xuyên.
Phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến sản xuất, kinh doanh giống, chăn nuôi
Tại hội nghị, Chi cục Quản lý chất lượng Nông - lâm - thủy sản đã cung cấp cho các hộ chăn nuôi các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi, trong đó có các điều bộ luật hình sự liên quan đến tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, vận chuyển, tàng trữ chất cấm… Theo đó, các hộ chăn nuôi cam kết tuân thủ quy trình kỹ thuật, không sử dụng chất cấm, chất tạo nạc trong chăn nuôi.
Thời điểm này, các hộ dân trồng đào phai tại Hà Tĩnh đang tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho công đoạn chăm sóc nụ để đào nở đúng dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Trước dự báo thời tiết còn nhiều đợt rét đậm, rét hại, các cơ sở và hộ nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện các giải pháp chống rét cho tôm, cá.
Một trong những mô hình thuộc chương trình giảm nghèo bền vững của huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai tại vùng rốn lũ Hà Linh là nuôi dê sinh sản, bước đầu cho thấy hiệu quả cao.
Do bưởi Diễn chín sớm, hơn 80% diện tích tại xã Tân Dân (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã thu hoạch và bán ra thị trường, do đó, sản lượng cung cấp trong dịp tết Ất Tỵ sẽ giảm đáng kể.
Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.
Bà con nông dân Hà Tĩnh đã chủ động chống rét cho số diện tích mạ vừa gieo, tích cực làm đất, vệ sinh đồng ruộng, ra quân làm thủy lợi sẵn sàng xuống giống trà lúa chính vụ xuân 2025.
Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo tuyên truyền, hướng dẫn người dân có các giải pháp chủ động tích trữ nước ngọt, sử dụng nước có hiệu quả, tiết kiệm triệt để chống thất thoát, lãng phí nguồn nước trong điều kiện hạn hán, thiếu nước có thể xảy ra.
Mô hình nuôi chồn hương của một số hộ dân tại xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu.
Để chuẩn bị cho Tổng điều tra NTNN năm 2025, Hà Tĩnh đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh với 13 thành viên, 12/13 huyện, thị, thành phố đã thành lập ban chỉ đạo cấp huyện.
Đến nay, Hà Tĩnh đã có 2.037/2.042 tàu cá “3 không” được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, góp phần đảm bảo công tác quản lý Nhà nước trong khai thác thủy sản.
Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Thầy giáo Hoàng Tùng là chủ cơ sở nước mắm Hoa Tùng ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã nỗ lực đưa sản phẩm nước mắm truyền thống đạt chứng nhận OCOP 3 sao để vươn ra thị trường.
Để phục vụ tết Nguyên đán 2025, thời điểm này người dân trồng cam bù ở các xã miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang tích cực dọn cỏ, dưỡng quả... để chờ đón vụ mùa thắng lợi, bội thu.
Với giá bán lẻ từ 17.000 – 25.000 đồng/kg, mỗi gia đình trồng kiệu tại xã Kỳ Đồng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có thể thu về cả mấy chục triệu đồng nhờ cây trồng này trong dịp Tết.
Hội nghị đã phổ biến các thông tin về Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2024 - 2030 đến các địa phương, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn.
Không khí chuẩn bị vụ rau tết tại làng rau an toàn Mai Hồ - thị trấn Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã bắt đầu nhộn nhịp. Những cánh đồng rau đang được chăm sóc cẩn thận nhằm đảm bảo một mùa vụ bội thu.
Để đảm bảo vụ xuân 2025 thắng lợi, các địa phương, đơn vị quản lý ở Hà Tĩnh đang tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo chất lượng lúa giống, vật tư nông nghiệp ngay từ đầu vụ.
Theo kết quả bình chọn sản phẩm tiêu biểu của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và kết quả xét tặng Giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh có 2 sản phẩm được vinh danh.
Hơn 6 tháng thả nuôi, giống trai lấy ngọc của cựu chiến binh Trần Đình Đức (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) phát triển tốt, dự kiến đem về doanh thu 1 tỷ đồng trong chu kỳ nuôi 3 năm.
Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 2821/QĐ-UBND ngày 9/12/2024 của UBND tỉnh về việc cấp kinh phí thưởng xã Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Nhiều địa phương ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã đồng loạt ra quân cao điểm hiện thực hóa các mục tiêu về xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trong năm 2024.
Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.