11 nguyên nhân khiến trẻ luôn mệt mỏi và ủ rũ

Mỗi một độ tuổi khác nhau trẻ sẽ có những biểu hiện của kiệt sức,mệt lử (Exhausted) khác nhau. Với trẻ chưa biết nói, việc cha mẹ nhận biết sớm các dấu hiệu này đặc biệt quan trọng với sức khỏe của trẻ.

Cơn mệt mỏi, buồn ngủ có thể khác nhau ở mỗi độ tuổi. Thông thường trẻ sẽ mệt mỏi sau khi kết thúc một ngày dài học tập bận rộn hay thức khuya vào đêm hôm trước hoặc không ngủ đủ giấc. Đôi khi sự mệt mỏi ở trẻ có thể do trẻ bị ốm và cần được nghỉ ngơi để khỏe hơn.

11 nguyên nhân khiến trẻ luôn mệt mỏi và ủ rũ

Tuy nhiên nếu trẻ liên tục cho thấy sự mệt mỏi cản trở tới các sinh hoạt và học tập thường ngày thì có thể trẻ cần được thăm khám sớm.

Nguyên nhân gây mệt mỏi quá mức ở trẻ

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây mệt mỏi, ủ rũ ở trẻ mà cha mẹ cần chú ý:

1. Thức khuya

Một lý do phổ biến khiến trẻ thường xuyên mệt mỏi là do thức khuya. Trẻ dưới 12 tuổi cần ngủ 9 - 12 tiếng mỗi đêm, trong khi thanh thiếu niên cần ngủ từ 8 - 10 tiếng.

Để giúp trẻ hạn chế thức khuya, bạn nên cho trẻ tuân theo lịch ngủ và thức đều đặn mỗi ngày, tắt điện thoại, màn hình máy tính trước 1 giờ đi ngủ. Lưu ý phòng ngủ của trẻ cần phải mát mẻ, sạch sẽ và đủ yên tĩnh. Các thức uống có chứa caffein, cồn như soda, trà hay nước tăng lực không được khuyến khích cho trẻ.

Nếu trẻ có quá nhiều bài tập, cha mẹ cần sắp xếp thời gian để trẻ làm bài sớm hơn để không ảnh hưởng tới nhịp sinh học của trẻ.

2. Mất ngủ

Nghiêm trọng hơn thức khuya, mất ngủ ở trẻ bao gồm khó ngủ hoặc không ngủ được vào ban đêm. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ về lâu dài cả về thể chất và tinh thần. Trẻ có thể mệt mỏi, ủ rũ vào ngày hôm sau, kém tập trung khi ở lớp,... Để hạn chế điều này cha mẹ cần giúp trẻ thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách tắm nước ấm hoặc đọc sách.

Cho trẻ vào giường nằm sớm hơn 15 phút trước thời điểm trẻ ngủ một cách tự nhiên và dần dần dời giờ đi ngủ của trẻ sớm hơn nhưng vẫn phải giữ nguyên tắc thức dậy đúng giờ vào buổi sáng. Điều này giúp điều chỉnh và giúp trẻ thích nghi với nhịp sinh hoạt khoa học.

Ngoài ra, nếu trẻ bị mất ngủ, bạn không nên cho trẻ ngủ quá nhiều vào giấc trưa. Nếu tình trạng mất ngủ ở trẻ không được cải thiện, hãy tìm kiếm tới sự giúp đỡ của bác sĩ.

3. Chứng ngưng thở khi ngủ

Trẻ mệt mỏi thường xuyên là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên. Khi ngủ trẻ có cảm giác như có một vật gì đó chặn ở cổ họng và đường thở. Điều này phổ biến ở trẻ bị thừa cân, béo phì, trẻ có amindan hoặc tổ chức lympho vòm to, trẻ đang có các vấn đề về hàm hoặc miệng, lưỡi to quá mức,... đều dẫn tới nguy cơ ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

Khi vấn đề này xảy ra, trẻ có thể bị ngừng thở và thức dậy nhiều lần trong đêm dẫn tới khó thức dậy hơn vào sáng hôm sau kèm theo ủ rũ và mệt mỏi, khó tập trung vào học tập do không có một giấc ngủ ngon liên tục.

Nếu bạn nhận thấy con bạn đang ngáy to hơn, thở hổn hển hoặc thở nặng nhọc, trằn trọc, đái dầm, mộng du, thường xuyên gặp ác mộng thì cần cho trẻ thăm khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị.

4. Hoạt động thể chất quá mức

Đôi khi trẻ quá mệt mỏi có thể là do hoạt động thể chất quá mức, năng lượng của trẻ không hồi phục hoàn toàn khi nghỉ ngơi dẫn tới việc trẻ liên tục kiệt sức, mệt mỏi, uể oải sau khi gắng sức về thể chất hoặc tinh thần ở mức độ nhẹ. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy điều này sau 12 - 48 giờ sau khi trẻ vận động và kéo dài từ vài ngày tới vài tuần.

Ngoài ra, khi hoạt động quá mức mà không được bù nước kịp thời trẻ cũng dễ bị mất nước gây mệt mỏi và chóng mặt. Vì thế nếu trẻ phàn nàn về việc bị chóng mặt, đau đầu, môi khô nẻ, mắt trũng sâu và kiệt sức thì đó có thể là do mất nước.

5. Chứng ngủ rũ (Narcolepsy)

Là một rối loạn giấc ngủ mãn tính, đặc trưng bởi việc buồn ngủ quá độ vào ban ngày và ngủ gật đột ngột không cưỡng lại được. Trẻ không thể tỉnh táo và có thể ngủ quên thường xuyên. Chứng ngủ rũ thường xuất hiện lần đầu tiên ở tuổi thiếu niên - nguyên nhân đến tự lượng hypocretin thấp, một chất hóa học trong não giúp kiểm soát thời điểm con bạn ngủ và thức.

Chứng ngủ rũ cũng có thể khiến con bạn mất trương lực và khả năng kiểm soát cơ (còn gọi là chứng mất trương lực cơ), không thể cử động hoặc nói khi thức dậy hoặc ngay khi chìm vào giấc ngủ hoặc có những ảo giác đáng sợ.

Trẻ mắc chứng ngủ rũ có thể ngủ gật trong lớp, kém tập trung khi học tập và khó khăn trong việc ghi nhớ bài giảng. Ngoài ra trẻ cũng có thể thức dậy nhiều lần vào ban đêm và khó ngủ lại.

Theo WebMD , khoảng 70% trẻ mắc chứng ngủ rũ có thể có các dấu hiệu như sụp mắt, nói ngọng, dễ ngã,... Bạn cần cho trẻ gặp bác sĩ nhi khoa để xác định tình trạng bệnh và nhận đơn thuốc điều trị.

6. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc mà con bạn đang dùng có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ. Các chất kích thích được kê đơn cho ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) chẳng hạn như amphetamine (Adderall) và methylphenidate (Ritalin) có thể khiến trẻ mất nhiều thời gian hơn để chìm vào giấc ngủ và không ngủ được.

Nếu con bạn bị dị ứng, thuốc kháng histamine diphenhydramine (Benadryl) có thể khiến trẻ bị buồn ngủ hơn bình thường. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ về các tác dụng phụ của các loại thuốc mà con bạn đang sử dụng để có các lựa chọn thay thế và lời khuyên phù hợp.

7. Virus Epstein-Barr

Trẻ em bị nhiễm virus Epstein-Barr (EBV) gây bệnh bạch cầu đơn nhân có thể cực kỳ mệt mỏi. Các triệu chứng khác của bệnh nhiễm trùng này bao gồm đau họng với các mảng trắng, sốt , sưng hạch và đau nhức, cứng cơ. Thanh thiếu niên mắc EBV có thể còn mệt mỏi hơn trẻ nhỏ nhiễm bệnh.

Trẻ nhiễm EBV cần nghỉ ngơi tại nhà, uống nhiều nước và dùng thuốc giảm đau cũng như tránh vận động mạnh trong khoảng một tháng.

8. Hen suyễn và các bệnh lý mãn tính khác

Trẻ mắc bệnh mãn tính không được kiểm soát tốt có thể bị mệt mỏi. Bệnh hen suyễn có thể khiến trẻ khó thở và trẻ trở nên mệt mỏi hơn khi hoạt động.

Một số trẻ bị suy giáp hoặc có tuyến giáp hoạt động kém cũng có thể bị mệt mỏi thường xuyên do lượng hormone điều chỉnh quá trình trao đổi chất thấp. Thiếu máu hay lượng hồng cầu mang oxy đến các cơ quan trong cơ thể thấp dẫn tới việc trẻ cảm thấy vô cùng mệt mỏi.

Viêm khớp tự phát thiếu niên (viêm khớp thiếu niên - Juvenile arthritis) là bệnh viêm bao hoạt dịch không sinh mủ mạn tính kết hợp với một số biểu hiện ngoài khớp. Bệnh khiến trẻ thường xuyên mệt mỏi, đặc biệt khi đợt viêm nhiễm bùng phát. Đau nhức khớp cũng dễ dàng khiến trẻ bị mất ngủ, gián đoạn giấc ngủ và mệt mỏi trầm trọng hơn.

9. Các vấn đề sức khỏe tâm thần

Các tình trạng sức khỏe tâm thần như trầm cảm có thể gây mệt mỏi nghiêm trọng, thiếu hứng thú với các hoạt động và khó tập trung trong ngày, đặc biệt là ở thanh thiếu niên. Một số trẻ bị trầm cảm lúc nào cũng muốn ngủ. Những trẻ khác có thể có biểu hiện tăng động quá mức hoặc mệt mỏi quá mức xen kẽ ở những thời điểm khác nhau.

Trẻ thường xuyên lo lắng cũng dễ dàng bị mệt mỏi hơn.

10. Bệnh tim hoặc ung thư

Mặc dù việc trẻ liên tục mệt mỏi và ủ rũ do bệnh tim hay ung thư khá hiếm gặp nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan với nguyên nhân này. Các bệnh về tim như suy tim, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh hoặc rối loạn van tim như hẹp động mạch chủ có thể khiến trẻ có triệu chứng mệt mỏi nghiêm trọng.

Rất hiếm khi mệt mỏi nghiêm trọng trọng có thể là triệu chứng của bệnh ung thư ở trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm cả ung thư máu như bệnh bạch cầu và ung thư hạch hoặc ung thư xương. Tuy nhiên nếu trẻ có những biểu hiện bất thường kèm theo thì cha mẹ cần cho trẻ thăm khám sớm.

11. Suy dinh dưỡng

Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng như sắt, B12 cùng các vitamin thiết yếu khác có thể khiến trẻ mệt mỏi, có vẻ bơ phờ và yếu đuối hơn. Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là chế độ ăn uống kém lành mạnh, thiếu chất, tác dụng phụ của thuốc hoặc các nhiễm trùng sẵn có.

Ngoài mệt mỏi thì dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ bao gồm sụt cân, uể oải, chán ăn, rụng tóc, da nhợt nhạt và móng tay giòn dễ gãy.

12. Rủi ro của mệt mỏi quá mức

Ngoài những biến chứng nguy hiểm do bệnh lý khi không phát hiện kịp thời thì mệt mỏi quá mức ở trẻ cũng có thể gây ra những rủi ro liên quan tới thể chất, tinh thần và hành vi ở trẻ, chẳng hạn như:

- Suy giảm trí nhớ, giảm khả năng ghi nhớ

- Suy giảm khả năng phán đoán

- Tăng nguy cơ nhiễm trùng

- Tăng trưởng chậm về thể chất,...

Nhìn chung thì mệt mỏi ở trẻ thường có thể điều trị được dứt điểm và ít gây những ảnh hưởng lâu dài sau đó. Cha mẹ cần quan sát triệu chứng bất thường ở trẻ để cho trẻ thăm khám bác sĩ cũng như có biện pháp điều trị mệt mỏi cho trẻ.

Theo PNVN

Đọc thêm

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.
Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.
Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào là mùa lạnh. Làm sạch nhà mùa cúm sẽ giảm được nguy cơ bị “ốm vặt”, hắt hơi, sổ mũi...