4 món ăn thanh mát từ dọc mùng cho cơm nhà thêm phong phú

Những cây dọc mùng dân dã nhưng có thể được chế biến thành vô vàn món ăn ngon khó quên.

Canh cá dọc mùng

4 món ăn thanh mát từ dọc mùng cho cơm nhà thêm phong phú

Nguyên liệu:

500 – 600g cá chép (bạn có thể dùng cá trắm, cá trôi, cá lóc, cá diêu hồng,… đều được)

200g dọc mùng

100g cà chua

30g sấu, me hoặc tắc (quất) để tạo độ chua

Hành tím, hành lá, thì là, rau ngổ (ngò om), mùi tàu (ngò gai)

Gia vị: muối, nước mắm, hạt nêm, đường

Các bước thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cá mua về đánh sạch vảy, bỏ mang và nội tạng. Dùng muối chà xát khắp mình cá rồi rửa lại với nước sạch, cắt cá thành từng khúc vừa ăn.

Dọc mùng tước vỏ, cắt vát xéo khoảng 3 – 4cm. Bóp dọc mùng với chút muối rồi đổ nước vào ngâm khoảng 10 phút. Sau đó rửa sạch, dùng tay bóp nhẹ, vắt cho ráo nước. Bạn nên đeo găng tay ni-lông khi thực hiện công đoạn này để tránh bị dị ứng da, mẩn ngứa.

Cà chua rửa sạch, cắt múi cau.

Sấu gọt vỏ. Nếu dùng me thì ngâm nước nóng để lấy nước cốt, còn tắc vắt lấy nước, bỏ hạt.

Hành lá, thì là, rau ngổ, mùi tàu rửa sạch, cắt nhỏ.

Bước 2: Tiến hành nấu canh cá

Bắc nồi lên bếp, cho hành tím vào phi với một chút dầu ăn đến khi dậy mùi thơm thì cho cà chua vào xào với 1 muỗng hạt nêm và một chút muối. Tiếp đến, cho nước lọc vào nồi (tùy theo số lượng người dùng), khi nước sôi thì cho cá vào nấu.

Bước 3: Hoàn thành món canh cá dọc mùng

Cá vừa chín tới bạn cho sấu vào nồi, nấu đến khi sấu mềm thì dùng muôi dằm nhẹ. Nêm nếm gia vị với 2 muỗng đường, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng nước mắm, 1/2 muỗng muối, nếu thích ăn cay bạn cho thêm vài lát ớt tươi.

Cuối cùng, cho dọc mùng vào đun sôi bùng lên, thêm hành lá, thì là, rau ngổ, mùi tàu vào rồi tắt bếp.

Bước 4: Trình bày và thưởng thức

Thành phẩm canh cá dọc mùng phải có vị chua nhẹ, nước canh trong, vị ngọt thanh, thịt cá dai ngọt, dọc mùng giòn mát quyện với hương thơm của thì là, rau ngổ và mùi tàu.

Múc canh ra tô, trang trí với ớt và mùi tàu để món ăn hấp dẫn hơn, rắc thêm chút tiêu xay lên bề mặt là có thể thưởng thức. Món này dùng nóng với cơm hay bún đều rất tuyệt.

Nộm dọc mùng

4 món ăn thanh mát từ dọc mùng cho cơm nhà thêm phong phú

Nguyên liệu:

- Dọc mùng: 6 cây

- Đậu phụ: 5 bìa

- Chanh: 2 quả

- Ớt: 2 quả

- Lạc: 50g

- Rau sống: Mùi tàu, bạc hà, húng quế, kinh giới

- Gia vị: Hạt tiêu, đường, muối.

Cách làm:

- Bước 1 (sơ chế nguyên liệu): Dọc mùng dùng dao tước bỏ vỏ xơ rồi thái vát cho vào chậu muối hạt, rồi ướp khoảng 30 phút. Sau đó bóp thật kĩ cho ra hết nước ngứa rồi rửa sạch sẽ.

Lưu ý: Để dọc mùng không bị ngứa, bạn tước bỏ phần vỏ xơ rồi bóp kĩ với nước, rồi mới đem rửa sạch. Không nên rửa với nước trước, sẽ làm món ăn bị ngứa và mất đi vị ngon của món ăn.

- Bước 2: Cho 1/2 nồi nước lên bếp đun sôi, rồi cho dọc mùng với một ít muối vào chần qua cho dọc mùng chín tái thì vớt vắt ráo nước, cho vào bát.

Đậu phụ bạn cho vào nồi nước bắc lên bếp luộc chín rồi vớt ra thái thành từng miếng vừa ăn.

Lạc nhân bạn cho vào chảo rang chín, để nguội bớt, rồi xát bỏ vỏ, đập dập.

Rau sống nhặt rửa sạch sẽ, thái khúc ngắn chừng 2cm.

- Bước 3: Pha nước trộn nộm dọc mùng đậu phụ:

Cho nước cốt chanh (khoảng 1 quả chanh), cùng 3 thìa cà phê hạt tiêu, 4 thìa cà phê bột canh, 4 thìa cà phê đường, ớt thái lát vào cùng một bát, rồi dùng đũa khuấy thật đều các nguyên liệu cho hòa quyện vào nhau và tan hết.

- Bước 4: Cho hỗn hợp nước trộn nộm vào bát dọc mùng rồi trộn đều khoảng 5-10 phút, sau đó thêm đậu phụ luộc chín, rau sống, lạc đập dập rồi dùng đũa trộn đều. Cuối cùng, bạn chỉ việc cho nộm ra đĩa rồi rắc lạc rang lên trên cho món ăn dậy mùi thơm và thưởng thức.

Dưa dọc mùng

4 món ăn thanh mát từ dọc mùng cho cơm nhà thêm phong phú

Nguyên liệu:

Dọc mùng Hành, tỏi khô Riềng, ớt tươi. Bình, hũ thủy tinh để muối dưa.

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Dọc mùng: Mua về rửa sạch, sau đó cắt khúc vừa ăn, khoảng 5 phân là vừa, cắt xong thì mang ra ngoài phơi chỗ mát để dọc mùng héo bớt đi làm được, không phơi nắng to sẽ khiến dọc mùng kiệt hết nước nhé. Dọc mùng phơi xong thì mang vào tước vỏ, bóp muối rửa sạch lại một lần nữa cho thật sạch, để chỗ khô ráo. (Nếu dọc mùng làm không kỹ thì khi ăn sẽ bị ngứa, mất vị ngon của món dưa muối dọc mùng). Hành, tỏi, riềng: Bóc vỏ, rửa sạch, đập dập và thái nhỏ. Ớt tươi cũng được rửa sạch, thái lát nhỏ để riêng ra bát.

Bước 2: Chế biến nước muối dưa dọc mùng

Chuẩn bị pha nước muối dưa dọc mùng theo tỉ lệ: Cứ 1 lít nước đun sôi để nguội: 1,5 thìa muối : 2 thìa đường, có thể thêm 2-3 thìa dấm trắng vào cùng cũng được.

Bước 3: Muối dưa dọc mùng

Chỉ cần cho dọc mùng trộn đều với tỏi, hành, riềng và ớt, sau đó cho vào hũ hay bình muối dưa chuẩn bị sẵn ở trên, cho nước vào ngập dọc mùng là được. Có thể chèn thêm phía trên 1 cái đĩa hoặc là một túi nước để dọc mùng luôn ngập trong nước. Đóng nắp, đậy kỹ lại, để chỗ thoáng mát. Khoảng sau 1 ngày kiểm tra là có thể đã dùng được rồi.

Canh sườn non nấu dọc mùng

4 món ăn thanh mát từ dọc mùng cho cơm nhà thêm phong phú

Nguyên liệu:

400g sườn non 3 nhánh dọc mùng 3 quả sấu 1 củ hành khô Mùi tàu, hành lá Gia vị: Nước mắm, dầu ăn, hạt nêm Cách làm:

Bước 1: Sườn non rửa sạch với nước, chặt thành những miếng nhỏ vừa ăn. Cho sườn vào tô, thêm ít nước mắm, hạt nêm ướp khoảng 30 phút cho ngấm gia vị.

Bước 2: Dọc mùng được tước hết lớp vỏ ngoài, rửa sạch, thái thành các lát chéo, không quá dài cũng không quá ngắn. Bạn dùng muối để bóp dọc mùng cho mềm ra rồi rửa sạch lại với nước, vớt ra, để ráo.

Bước 3: Hành lá, mùi tàu được cắt rễ, bỏ lá vàng úa, rửa sạch với nước, cắt nhỏ. Hành khô bóc lớp vỏ ngoài rồi rửa sạch, băm nhuyễn. Quả sấu rửa sạch, để ráo nước. Tất cả các nguyên liệu này được để riêng sang một bên, chờ dùng đến ở những bước sau.

Bước 4: Bạn bắc nồi lên bếp, cho thêm dầu ăn. Khi dầu sôi, phi thơm hành băm. Đổ phần sườn non đã ướp vào nồi, xào đều tay đến khi sườn đổi màu, cho một lượng nước vừa đủ vào đun sôi. Tiếp theo, cho quả sấu vào nồi, nên để lửa nhỏ để sườn nhanh mềm.

Bước 5: Khi sườn đã mềm, bạn nêm nếm cho hợp khẩu vị gia đình mình. Vớt quả sấu ra ngoài rồi cho dọc mùng, hành lá, mùi tàu thái nhỏ vào đun khoảng 2 phút. Tắt bếp, múc canh ra tô là có thể thưởng thức cùng với cơm nóng rồi.

Theo Emdep.vn

Đọc thêm

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.
Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào là mùa lạnh. Làm sạch nhà mùa cúm sẽ giảm được nguy cơ bị “ốm vặt”, hắt hơi, sổ mũi...
5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?
Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Mùi hôi trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Hãy cùng khám phá nguyên nhân gây ra mùi khó chịu, tác hại của nó và các mẹo vặt để khắc phục hiệu quả nhé!
4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

Từ kinh nghiệm của hơn 200 phụ huynh có con học ở Đại học Harvard, Ronald Ferguson nhận thấy những đứa trẻ thành công thường được nuôi dạy với một số điểm chung.
Mẹo chế biến cá không bị tanh

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Nước muối, nước vo gạo, chanh và giấm... là những loại có thể giúp các bà nội trợ chế biến để thịt cá không còn tanh, giúp món ăn ngon hơn.