5 công thức mứt Tết vừa ngon vừa lạ

Tết đã cận kề rồi và đây là thời điểm thích hợp nhất để bạn làm mứt chuẩn bị đãi khách và thưởng thức trong dịp năm mới. Cùng xem qua những công thức mứt tết vừa ngon, vừa lạ, vừa dễ làm dưới đây.

1. Mứt sữa dừa

Cách làm:

- Bước 1: Dừa tách bỏ vỏ, giữ lại phần cùi dừa

- Bước 2: Rửa lại dừa cho thật sạch.

- Bước 3: Dùng dao nạo theo vòng tròn để ra được sợi dừa dài.

- Bước 4: Ngâm dừa vào âu nước lạnh, ngâm khoảng 7-8 tiếng, xả lại nước cho thật sạch, để lên rổ cho ráo nước.

- Bước 5: Cho dừa ra âu lớn thêm đường vào dùng đũa trộn đều, ướp qua đêm hoặc từ 10 đến 12 tiếng đến khi đường tan hết.

- Bước 6: Dừa sau khi đã ngấm đường, bạn cho dừa vào nồi lớn hay chảo rộng, đáy dày để và thêm sữa tươi vào. Đặt nồi lên bếp, đun lửa nhỏ, cứ khoảng 15-20 phút bạn dùng đũa đảo đều một lần.

- Bước 7: Đun lửa thật nhỏ khoảng từ 45 phút đến 1 tiếng cho dừa khô lại và cạn sữa tươi, dừa có những hạt đường khô li ti bám đều quanh bên ngoài miếng dừa thì cho vani bột vào, xóc đều và tắt bếp.

- Bước 8: Đợi dừa nguội thì đổ dừa ra rổ lớn, trải đều ra, để nơi thoáng khoảng 1 ngày, rồi bạn cất vào lọ dùng dần

2. Mứt vỏ bưởi

Cách làm:

- Bước 1: Vỏ bưởi rửa sạch, cắt sợi hay bản to tùy ý

- Bước 2: Cho vỏ bưởi vào bát nước muối được pha thật mặn, ngâm khoảng 4-5 tiếng, sau đó xả lại nhiều lần nước để không còn mặn.

- Bước 3: Đun nước sôi cho thêm phèn chua vào đun cùng đến khi phèn chua tan thì cho vỏ bưởi vào, đun khoảng 10 phút, vớt ra xả lại nước lạnh cho thật ráo.

- Bước 4: Bưởi sau khi vắt ráo, cân được 700g vỏ bưởi thì cho thêm 400g đường vào, trộn đều để khoảng từ 5 đến 6 tiếng.

- Bước 5: Cho bưởi vào nồi, bắc lên bếp đun lửa nhỏ, thỉnh thoảng đảo đều đến khi đường tan hoàn toàn thì tắt bếp. Để nguội xếp ra vỉ khoảng 1 ngày, sau đó cất vào lọ dùng dần.

3. Mứt kiwi

- Bước 1: Gọt vỏ quả kiwi, thái thành lát theo chiều dọc, độ mỏng vừa phải.

- Bước 2: Đun hỗn hợp một phần nước và 2 phần đường hòa tan thành sirô, hơi sánh.

- Bước 3: Cho kiwi vào hỗn hợp ngâm khoảng 10 phút rồi đun trên lửa nhỏ.

- Bước 4: Gắp kiwi lên giấy ăn để thấm bớt phần nước đường nếu bạn sợ ngọt quá.

- Bước 5: Trải khăn xô lên bề mặt khay nướng.

- Bước 6: Xếp kiwi lên khăn xô thành từng miếng rời rạc, Cho khay vào nướng ở 60oC khoảng 5-6h, cho đến khi miếng kiwi xuất hiện lớp vỏ mềm, khô bên ngoài. Rồi bạn tiếp tục nướng ở 80 oC khoảng 10 phút nữa là được.

4. Mứt bí ngô

- Bước 1: Bí đỏ gọt bỏ vỏ, cắt miếng sau đó rửa qua nước lạnh

- Bước 2: Bí đỏ, nước lạnh, đường, nước cốt chanh, muối cho hết vào nồi, bắt lên bếp nấu lửa vừa. Trong khi nấu thỉnh thoảng đảo cho bí chín đều. Khi thấy nước cạn là tắt bếp.

- Bước 3: Cho bí, chuối vào máy xay nhuyễn.

- Bước 4: Lấy chút dầu thoa lên khay hay lấy giấy dầu trải lên khay, sau đó đổ 1 lớp mứt không quá dày. Bật lò nướng 1000C cho khay mứt vào sấy khô. Khi thấy mứt khô ráo, sờ tay không dính là được. Lấy mứt ra để nguội, sau đó cuộn tròn và cắt khúc dài ngắn tùy ý.

5. Mứt táo dẻo

- Bước 1: Hòa tan galetin vào nước ấm, sau đó đổ rượu vang vào khuấy đều.

- Bước 2: Cho thêm đường nâu vào bát và khuấy đều cho đến khi đường tan.

- Bước 3: Đổ hỗn hợp đường vào táo và trộn đều.

- Bước 4: Đổ toàn bộ số táo đã trộn vào nồi, bật bếp nhỏ lửa và xào qua, đun liu riu cho đến khi táo mềm và ngấm đường là được.

Theo Dân trí

Chủ đề An toàn vệ sinh thực phẩm

Đọc thêm

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.
Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.