6 cách dùng gừng để ngăn ngừa ho và cảm lạnh

Gừng có khả năng chống viêm, kháng khuẩn nên có thể làm dịu nhanh cơn ho, cải thiện tình trạng viêm, sưng tấy tại cổ họng...

Trong đông y, gừng có tính ấm, vị cay, có tác dụng khử phong tán hàn, giữ ấm cơ thể, đào thải độc tố, chữa đau đầu, hạ sốt, làm tiêu đờm… có tác dụng tốt với chứng cảm lạnh; đẩy nhanh quá trình lành tổn thương, giúp giảm đau, giảm ngứa họng.

Bên cạnh đó, gừng chứa nhiều chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch như zingiberol, capsaicin, zingiberene, methyheptenone, borneol… Những chất này cũng giúp người bệnh nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật…

1. Trà gừng

Cách làm:

Lấy một củ gừng tươi, gọt vỏ, cắt thành lát mỏng Cho lát gừng vào cốc hoặc bát nước sôi, đậy lại ngâm trong 10 phút Uống khi nước còn ấm.

Để dễ uống hơn, bạn có thể cho thêm một chút mật ong hoặc đường.

Tác dụng:

Làm dịu cổ họng, giảm ngứa rát khó chịu, giảm ho.

6 cách dùng gừng để ngăn ngừa ho và cảm lạnh

Trà gừng dễ làm có tác dụng giảm ngứa rát họng

2. Bột gừng

Một cách khác để sử dụng gừng là nghiền thành bột mịn. Bạn có thể thêm bột gừng vào thức ăn trong khi nấu để có được lợi ích sức khỏe trong mỗi bữa ăn.

Gừng chứa gingerols giúp điều trị cảm lạnh thông thường. Tiêu thụ nó hàng ngày sẽ có tác dụng đối với cảm lạnh và ho.

6 cách dùng gừng để ngăn ngừa ho và cảm lạnh

Sử dụng bột gừng trong các món ăn giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại cảm lạnh.

3. Gừng và mật ong

Chuẩn bị:

Thực hiện:

Gừng bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo nước, thái lát. Đun sôi nước, cho gừng vào. Tiếp tục đun sôi với lửa nhỏ khoảng 10 phút thì cho thêm một thìa cà phê mật ong và nước cốt của ½ quả chanh vào. Đun sôi lại. Uống khi nước còn ấm.

Tác dụng: Cả mật ong và gừng đều có đặc tính chống oxy hóa. Sự kết hợp gừng và mật ong được sử dụng từ lâu để điều trị các vấn đề như cảm lạnh và ho. Hơn nữa, hỗn hợp này sẽ làm dịu cơn đau họng và giảm đau, giảm viêm.

6 cách dùng gừng để ngăn ngừa ho và cảm lạnh

Gừng kết hợp với mật ong giúp làm dịu cổ họng

4. Sả và gừng

Chuẩn bị:

Một củ gừng Sả khô hoặc tươi

Thực hiện:

Gừng bỏ vỏ, rửa sạch với nước, để ráo, thái mỏng. Đun sôi nước, cho gừng và sả vào, ngâm trong vài phút và thêm mật ong nếu cần. Uống khi còn ấm.

Tác dụng:

Sả cũng giống như gừng có đặc tính chống viêm và chống nấm. Cả hai thành phần này kết hợp với nhau có tác dụng như một phương thuốc trị ho và cảm lạnh.

Gừng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để ngăn ngừa bệnh tật. Bằng cách tạo ra hỗn hợp gừng- sả và sử dụng hàng ngày có thể cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể khỏe hơn một cách tự nhiên.

6 cách dùng gừng để ngăn ngừa ho và cảm lạnh

Sả và gừng cung cấp dưỡng chất cần thiết hàng ngày cho cơ thể

5. Gừng và chanh

Chuẩn bị:

Thực hiện:

Gừng bỏ vỏ, rửa sạch với nước, để ráo, thái mỏng. Cho nước vào gừng, đun sôi. Thêm một ít nước cốt chanh vào. Uống khi nước còn ấm.

Tác dụng:

Chanh làm giảm đau nhức và giúp loại bỏ chất nhầy. Trong khi gừng giúp giải phóng độc tố khỏi cơ thể để chống lại nhiễm trùng.

Vitamin C trong chanh giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do. Do đó, chanh là một dược liệu bổ sung tốt cho các bữa ăn và đồ uống nóng, đặc biệt là trong những tháng mùa đông. Gừng nổi tiếng với đặc tính làm ấm và hỗ trợ tuần hoàn lành mạnh, giúp giảm ngứa, rát do viêm họng.

6. Kẹo ngậm gừng

Nếu việc nhai gừng sống hơi khó đối với bạn, bạn luôn có thể chọn kẹo ngậm hoặc kẹo gừng. Chúng có vị cay, nóng của gừng nhưng cũng có vị ngọt của đường. Nên ăn 2-3 viên kẹo mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất và giảm ho.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào là mùa lạnh. Làm sạch nhà mùa cúm sẽ giảm được nguy cơ bị “ốm vặt”, hắt hơi, sổ mũi...
5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?
Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Mùi hôi trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Hãy cùng khám phá nguyên nhân gây ra mùi khó chịu, tác hại của nó và các mẹo vặt để khắc phục hiệu quả nhé!
4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

Từ kinh nghiệm của hơn 200 phụ huynh có con học ở Đại học Harvard, Ronald Ferguson nhận thấy những đứa trẻ thành công thường được nuôi dạy với một số điểm chung.
Mẹo chế biến cá không bị tanh

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Nước muối, nước vo gạo, chanh và giấm... là những loại có thể giúp các bà nội trợ chế biến để thịt cá không còn tanh, giúp món ăn ngon hơn.
13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền.
Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Triệu chứng ung thư ruột non ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Rau củ là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ bảo vệ cơ thể ngăn ngừa một số bệnh như tim mạch, đái tháo đường. Mùa thu là mùa có rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng chúng ta không nên bỏ lỡ.
Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Tham vọng nuôi con tài giỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng sống khiến nhiều phụ huynh hy sinh mọi nguồn lực, trong đó có sức khỏe, lâu dần dẫn đến kiệt sức và mắc bệnh tâm lý.
Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.