Chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng nhiễm mỡ của gan thông qua việc thay đổi các thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, bệnh gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng và các tổn thương do nó gây ra có thể hồi phục được.
Gan nhiễm mỡ ít khi có các triệu chứng rõ ràng. Những biểu hiện đầu tiên thường chỉ là bụng ấm ách và hơi khó chịu. Trên lâm sàng, bác sĩ có thể khám thấy gan của bạn hơi to ra một chút. Khi lượng mỡ trong gan quá nhiều sẽ gây nên tình trạng viêm gan. Lúc đó, các triệu chứng chính sẽ là chán ăn, sụt cân, đau bụng hoặc mệt mỏi nhiều và vàng da.
Ngoài rượu, còn một số nguyên nhân thường gặp gây nên bệnh gan nhiễm mỡ như:
- Béo phì
- Mỡ máu cao
- Tiểu đường
- Gen di truyền
- Sút cân quá nhanh
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Việc phát hiện bệnh gan nhiễm mỡ ở giai đoạn chưa có triệu chứng và cải thiện bệnh kịp thời sẽ đem lại kết quả tốtcho người bệnh.
Chế độ ăn uống rất quan trọng trong kiểm soát, cải thiện gan nhiễm mỡ. Dưới đây là 7 nguyên tắc dinh dưỡng cần nhớ khi được chẩn đoán mắc phải căn bệnh này:
- Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể thì việc khắc phục bệnh mới đạt hiệu quả. Ngoài rau củ quả, người bệnh gan nhiễm mỡ vẫn có thể ăn các loại cá, tôm, thịt trắng, sữa không béo,… để kích thích khẩu vị, tăng cường sức khỏe. Người bệnh vẫn có thể duy trì chế độ dinh dưỡng này khi kiểm soát được gan nhiễm mỡ, để dự phòng bệnh tái phát.
- Hạn chế ăn mỡ động vật trong bữa ăn hàng ngày. Điều này giúp giảm lượng mỡ trong máu, lượng mỡ vận chuyển qua gan giảm, qua đó giảm gánh nặng cho gan. Thay vì mỡ động vật, người bệnh nên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu mè, dầu olive…
- Không ăn đồ ăn nhiều cholesterol như: phủ tạng động vật, da động vật, lòng đỏ trứng… Hạn chế các loại thức ăn này sẽ giúp người bệnh giảm được lượng mỡ thừa và phòng ngừa hoặc làm ổn định bệnh xơ vữa động mạch, cao huyết áp, béo phì, tiểu đường…
- Không ăn nhiều thịt đặc biệt là thịt đỏ vì chứa rất nhiều đạm. Chất đạm này sẽ phải chuyển hóa ở gan, làm tăng gánh nặng cho gan. Người bệnh nên ăn nhiều cá tươi, nhất là những loại cá được đánh bắt dưới sông thay vì ăn thịt.
- Hạn chế các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, tỏi, gừng… bởi không chỉ thực phẩm liên quan đến động vật mà ngay cả những gia vị cay nóng này cũng sẽ làm cho lá gan chúng ta không được khỏe mạnh.
- Những loại trái cây có nhiều năng lượng khó tiêu như sầu riêng, mít thì người bị gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng cũng nên cẩn thận khi ăn những loại hoa quả này.
- Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã được Viện Khoa học Công nghệ nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn.
Giảm gánh nặng và cung cấp các dưỡng chất cho gan cũng là điều cần thiết để củng cố sức mạnh, tái lập lại chức năng đã suy yếu do gan viêm - nhiễm mỡ. Quan trọng, trong hàng chục, hàng trăm các dưỡng chất cần chắt lọc đúng và đủ những thành phần có sứ mệnh bảo vệ gan.
Vì vậy, ngày nay công nghệ “định chuẩn các hoạt chất hướng gan” được xem là xu hướng mới trong việc sản xuất các sản phẩm chăm sóc gan. Ngay tại nước ta, nhờ ứng dụng công nghệ này, trong kho tàng dược liệu của các bậc danh y, kết hợp khoa học hiện đại đã chọn ra thành phần có lợi cho gan từ 7 vị thuốc quý.
Chẳng hạn, trong núc nác, hoa Marigold, đan sâm, nấm sò, hoài sơn chứa nhiều hoạt chất khác nhau tốt cho sức khỏe hay thậm chí trong hà thủ ô đỏ có đến 103 hợp chất, nấm linh chi chứa hơn 400 chất... thì công nghệ này kết hợp các thành phần thảo dược trên để tạo ra hoạt chất bioflavonoid - “tinh hoa” của thảo dược để hỗ trợ khắc phục bệnh gan nhiễm mỡ.