“A lô! Y tế xã, phường xin nghe!”...

(Baohatinh.vn) - Đợt dịch mới đang có mối đe dọa cao hơn về lây nhiễm trong cộng đồng. Lực lượng nhân viên các trạm y tế phường, xã ở Hà Tĩnh lại nối dài những “cánh tay" trong công tác dự phòng.

“A lô! Đồng chí báo với cơ sở là trường hợp chị Nguyễn Thị H. ở đường Hàm Nghi đã hết thời hạn cách ly tại nhà, nhưng vẫn phải tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe. Nếu có dấu hiệu bất thường về đường hô hấp phải báo ngay nhé!”. Những ngày này, số điện thoại của bác sỹ Biện Văn Hòe - Trạm trưởng Trạm Y tế phường Trần Phú (TP Hà Tĩnh) trở thành đường dây nóng của bà con Nhân dân, cán bộ trên địa bàn.

“A lô! Y tế xã, phường xin nghe!”...

Những ngày này, số điện thoại của bác sỹ Biện Văn Hòe trở thành đường dây nóng của người dân phường Trần Phú.

Cuộc trao đổi của chúng tôi liên tục bị gián đoạn bởi những cuộc gọi tư vấn khai báo y tế, báo cáo tình hình từ cơ sở. Bác sỹ Hòe cho biết: “Hiện, trên địa bàn phường có trên 120 người cách ly y tế tại nhà. Sau khi tiến hành rà soát, lập danh sách quản lý, chúng tôi phải phối hợp với gia đình, tổ dân phố thường xuyên theo dõi để nắm bắt tình hình và tuyên truyền các biện pháp phòng dịch tại cơ sở”.

“A lô! Y tế xã, phường xin nghe!”...

Chị Vương Thị Hà (bên phải) và đồng nghiệp phải bố trí trực thường xuyên để hướng dẫn người dân khai báo y tế.

Nghe qua thì tưởng chừng đơn giản nhưng chứng kiến công việc của những nhân viên tại trạm mới thấy khối lượng công việc mà họ phải đảm nhận trong thời kỳ dịch bệnh là quá tải so với 5 nhân lực hiện có.

Chị Vương Thị Hà (nhân viên Trạm Y tế phường Trần Phú) và các đồng nghiệp đã 10 ngày nay chưa có một bữa ăn, giấc ngủ trọn vẹn. “Từ hôm dịch tái phát đến nay, không chỉ ngày nghỉ mà ban đêm, trạm cũng phải bố trí người trực thường xuyên để tiếp nhận, hỗ trợ khai báo y tế cho bà con. Có lúc vừa bưng bát cơm lên, nhận điện thoại đã phải đi ngay”- chị Hà chia sẻ.

“A lô! Y tế xã, phường xin nghe!”...

Đợt dịch mới với diễn biến khó lường khiến bác sỹ Từ Trọng Dũng - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Thạch Châu (bên phải) và các đồng nghiệp luôn trong tâm thế “trực chiến”.

Với hơn 110 công dân đi từ các tỉnh có dịch đang được theo dõi y tế tại nhà, cán bộ, nhân viên Trạm Y tế xã Thạch Châu (huyện Lộc Hà) những ngày này cũng không kém phần tất bật. Ngoài việc theo dõi sức khỏe cho số người này, nhân viên y tế còn phải đến tận nhà dân tuyên truyền các biện pháp phòng dịch.

Bác sỹ Từ Trọng Dũng - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Thạch Châu chia sẻ: “Nếu như đợt dịch trước, người dân được phân loại, cách ly ngay khi vừa nhập cảnh giúp địa phương, ngành chức năng chủ động khoanh vùng thì đợt này, đối tượng rộng hơn, diễn biến dịch khó lường hơn nên khó khăn trong phòng dịch”.

“A lô! Y tế xã, phường xin nghe!”...

Người dân đi từ địa phương có dịch được nhân viên Trạm Y tế xã Thạch Châu tận tình kiểm tra, hướng dẫn cách chăm sóc y tế.

Cũng chính vì thế mà bác sỹ Dũng và 3 đồng nghiệp ở trạm luôn phải đặt mình trong tâm thế “trực chiến”. “Nhận tin báo người đang cách ly có dấu hiệu bất thường về sức khỏe là chúng tôi lập tức lên đường mà lòng thấp thỏm lo âu. Mỗi tin nhắn, cuộc gọi lúc này đều khiến chúng tôi giật mình" – bác sỹ Dũng chia sẻ tâm tư.

Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, hiểm nguy luôn rình rập các y bác sỹ, nhưng phải nói rằng, đội ngũ nhân viên y tế phường, xã thực sự là những “chiến sỹ trên tuyến đầu chống dịch”.

“A lô! Y tế xã, phường xin nghe!”...

Phút nghỉ ngơi hiếm hoi của nhân viên các trạm y tế trên địa bàn thị xã Kỳ Anh tại khu cách ly ký túc xá Mitraco.

Họ là “người gác cổng” khi phải tiến hành các thủ tục tiếp nhận ban đầu, khai báo y tế, sàng lọc thông tin những người có nguy cơ cao. Trong khi đó, những công dân đến khai báo đều chưa được xác định mức độ nguy hiểm, bản thân họ cũng không biết mình có mang mầm bệnh hay không.

“Vũ khí” để nhân viên y tế chiến đấu với những nguy cơ vô hình đó chỉ là găng tay và khẩu trang. Cũng chính vì lẽ đó, ý thức chủ động phòng dịch cho bản thân, gia đình, cộng đồng với họ gần như đã trở thành một kỹ năng.

Dù nhiệm vụ trong tình hình mới khó khăn, phức tạp nhưng có một điều được nhiều y bác sỹ trạm y tế chia sẻ đó là sự thay đổi rõ rệt trong ý thức phòng dịch của cộng đồng.

“A lô! Y tế xã, phường xin nghe!”...

Sự chủ động phòng dịch của cộng đồng sẽ góp phần giảm áp lực cho nhân viên y tế. (Trong ảnh: Cán bộ đoàn thể thị trấn Nghèn (Can Lộc) triển khai dán thông báo tại các gia đình có người đang cách ly y tế tại nhà).

Bác sỹ Nguyễn Tiến Sơn - Trạm trưởng Trạm Y tế phường Kỳ Trinh (TX Kỳ Anh) cho biết: “Hiểu được mức độ nguy hiểm và đã được “tập dượt” qua đợt dịch trước nên người dân rất chủ động, hợp tác khai báo y tế; cộng đồng dân cư cũng phát huy vai trò giám sát rất tốt. Đó là thành công của công tác tuyên truyền; góp phần làm giảm áp lực cho công việc của chúng tôi”.

“Đi từng ngõ, gõ từng nhà”, bước chân của nhân viên trạm y tế phường, xã đã trở nên quen thuộc với từng gia đình khi nhiều năm qua họ thường xuyên điều tra, hướng dẫn phòng chống các loại dịch bệnh. Từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, những bước chân ấy dường như càng vội vã hơn để thực hiện vai trò “cánh tay nối dài” của hệ thống y tế dự phòng, góp phần quan trọng vào thành công của trận chiến mới.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.