Bác sĩ ơi: Trẻ bị đuối nước phải xử trí cấp cứu như thế nào?

Sự việc cả 8 trẻ bị đuối nước ở sông Đà (Hòa Bình) vừa xảy ra khiến tôi rất xót thương và lo lắng cho con nhỏ. Tai nạn đuối nước thường xảy ra với con nít, đặc biệt là ở khu vực gần sông hồ.

Bác sĩ ơi: Trẻ bị đuối nước phải xử trí cấp cứu như thế nào?

Xin bác sĩ hướng dẫn cách sơ cấp cứu để cứu trẻ trong trường hợp bị đuối nước. Ngô Bảo Minh (45 tuổi, ngụ Đồng Tháp)

Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM): Trường hợp trẻ không may bị đuối nước thì việc quan trọng để cứu mạng trẻ chính là cách sơ cứu ngay tại chỗ của gia đình, những người phát hiện.

Thời gian vàng để cấp cứu cho trẻ bị đuối nước chỉ có 4 phút. Trong thời gian này, người thân phải cấp cứu để kịp thời hồi sức tim phổi, cung cấp máu, ô xy lên não. Nếu quá 4 phút trẻ sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm, sau 10 phút thì trẻ chết não. Cho dù cứu được trẻ thì để lại di chứng nặng nề như sống thực vật.

Để cứu trẻ đuối nước, cần:

Khi phát hiện trẻ bị đuối nước, tốt nhất người cứu phải biết bơi giỏi mới nên nhảy xuống nước cứu trẻ. Do quá hoảng loạn nên người đuối nước không kiểm soát được bản thân mình, nếu người cứu không bình tĩnh hoặc kỹ năng bơi lội kém sẽ dễ dẫn đến đuối nước tập thể.

Trong trường hợp người cứu không biết bơi hay bơi yếu, cần dùng vật dụng nổi quăng ra cho trẻ làm phao. Sau đó tìm cách vớt lên, đưa vào bờ từ từ và tiến hành sơ cứu.

Sơ cứu ban đầu rất quan trọng. Bước đầu, phải đánh giá tình trạng đuối nước, lay xem trẻ còn cử động hay không. Nếu trẻ không cử động có khả năng trẻ bị ngưng tim, ngưng thở. Lúc này cần đánh giá trẻ nhanh để hồi sức tim phổi.

Dùng cách ấn tim thổi ngạt: Người sơ cứu ấn hai tay vào giữa ngực, ấn tim, độ mạnh vừa phải mỗi lần ấn tim và tầm 15 cái. Sau khi ấn, kiểm tra nếu bệnh nhân không thở, lồng ngực không di chuyển thì phải hà hơi thổi ngạt theo tỉ lệ 30/2, tức 30 lần ấn tim và 2 lần thổi ngạt.

Để ít xảy ra tai biến, cần đặt trẻ nằm trên một vị trí bằng phẳng và cứng.

Với người dân, thường không chuyên sơ cấp cứu thì khó nhận biết hiệu quả cách ấn của mình. Vì vậy, lưu ý khi ấn thì một tay để lên vị trí ấn, một tay để ở cổ, nách hoặc bẹn để kiểm tra mạch có nảy không, nếu có tức là ấn tim hiệu quả. Sau 15 lần ấn tim, kiểm tra lồng ngực bệnh nhân mà thấy lồng ngực không di động cần ấn tim kết hợp thổi ngạt bệnh nhân.

Thổi ngạt đúng cách là ngửa cổ bệnh nhân, bóp mũi thông đàm nhớt sau đó đặt miệng thổi trực tiếp. Nếu lồng ngực không nhô lên thì phải kiểm tra xem miệng bệnh nhân có bị mắc dị vật không.

Hoạt động ấn tim, hà hơi thổi ngạt nên làm cho đến khi nào trẻ tự thở được.

Song song đó, phải gọi cấp cứu và nhanh chóng chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Lưu ý, tất cả những việc này phải làm đồng thời cùng lúc. Vừa sơ cứu, vừa gọi cấp cứu hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế; trong thời gian chờ cấp cứu, đưa trẻ đi cấp cứu vẫn phải ấn tim thổi ngạt vì nếu ngưng sẽ làm lượng máu, ô xy lên não không đều, nguy hiểm đến trẻ.

Đặc biệt, tuyệt đối không thực hiện các biện pháp sơ cứu đuối nước theo dân gian như: lăn lu, dốc ngược trẻ lên sốc nước hay vác lên vai chạy sốc cho bé ói ra. Những cách này hoàn toàn không có hiệu quả mà còn gây biến chứng, trì hoãn việc cấp cứu. Bởi lẽ, ngạt nước, đuối nước là trạng thái ngưng tim, ngưng thở, sơ cứu quan trọng nhất là làm cách nào để đưa máu, ô xy lên não, phục hồi hệ thống tuần hoàn, kéo dài thời gian cho bệnh nhi.

Theo Thanh niên

Đọc thêm

Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào là mùa lạnh. Làm sạch nhà mùa cúm sẽ giảm được nguy cơ bị “ốm vặt”, hắt hơi, sổ mũi...
5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?
Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Mùi hôi trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Hãy cùng khám phá nguyên nhân gây ra mùi khó chịu, tác hại của nó và các mẹo vặt để khắc phục hiệu quả nhé!
4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

Từ kinh nghiệm của hơn 200 phụ huynh có con học ở Đại học Harvard, Ronald Ferguson nhận thấy những đứa trẻ thành công thường được nuôi dạy với một số điểm chung.
Mẹo chế biến cá không bị tanh

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Nước muối, nước vo gạo, chanh và giấm... là những loại có thể giúp các bà nội trợ chế biến để thịt cá không còn tanh, giúp món ăn ngon hơn.
13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền.
Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Triệu chứng ung thư ruột non ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Rau củ là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ bảo vệ cơ thể ngăn ngừa một số bệnh như tim mạch, đái tháo đường. Mùa thu là mùa có rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng chúng ta không nên bỏ lỡ.
Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Tham vọng nuôi con tài giỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng sống khiến nhiều phụ huynh hy sinh mọi nguồn lực, trong đó có sức khỏe, lâu dần dẫn đến kiệt sức và mắc bệnh tâm lý.
Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.