Bản di chúc bên mình mỗi người Afghanistan

Trong bóp/ví/túi áo của dân Afganistan thường có mảnh giấy ghi số điện thoại liên hệ khẩn cấp, nhóm máu và địa chỉ. Thông tin này đề phòng trường hợp họ bị thương hay tử vong do tai nạn bất ngờ, mà tai nạn ở đây có nghĩa do khủng bố.

ban di chuc ben minh moi nguoi afghanistan

Cảnh tang thương trong vụ đánh bom bằng xe cứu thương làm hơn hơn 100 người chết, 235 người bị thương ngày 27-1 tại Kabul - Ảnh: AFP

Anh Mujeebullah Dastyar có một mẩu thông tin như vậy trong bóp của mình. Anh nói: "Nếu tôi bị thương hay chết trong một vụ tấn công, ít nhất bác sĩ cũng có chút thông tin về tôi".

Giống như nhiều người dân Afganistan khác, anh Dastyar cảm thấy hoàn toàn tuyệt vọng sau vụ tấn công mới nhất, khủng bố Taliban gài bom trên xe cứu thương tại thủ đô Kabul làm hơn 100 người chết và 235 người bị thương vào ngày 27-1.

ban di chuc ben minh moi nguoi afghanistan

Mẩu giấy chứa thông tin khi khẩn cấp của anh Dastyar - Ảnh: Al Jazeera

Sau vụ tấn công ngày thứ bảy, tại Kabul rất nhiều người không thể liên lạc được và người thân, bạn bè của họ phải chạy đôn chạy đáo tìm kiếm xem họ đang ở bệnh viện nào, còn sống hay đã chết.

Với cảm giác rõ ràng về sự mất an toàn bao trùm khắp thành phố, bây giờ, anh Dastyar thường xuyên gọi điện cho gia đình - hiện đang sống ở nước ngoài, để họ biết tình hình.

"Họ rất lo cho tôi", anh nói và mô tả ngày 27-1 là một ngày "tồi tệ". "Tôi đã sống trong cảnh này từ khi mới sinh ra, tôi cảm thấy dường như mình đã sẵn sàng cho mọi thứ".

Vào giây phút vụ tấn công xảy ra, tiếng còi cứu hộ vang khắp thành phố. Fazila Shahedi, 20 tuổi, lúc đó đang ngồi học ở giảng đường kể nỗi sợ bủa vây lấy cô khi nghe những tiếng còi hụ và tiếng còi này luôn gợi lại những ám ảnh kinh hoàng về vụ đánh bom.

ban di chuc ben minh moi nguoi afghanistan

Nỗi đau của một người cha mất con trong vụ đánh bom ngày 27-1 - Ảnh: REUTERS

"Tôi có một mẩu giấy trong ví và một mẩu khác ở trong túi áo khoác", Fazila kể với Đài truyền hình Al Jazeera, đề phòng trường hợp chẳng may một tờ bị hủy vẫn còn tờ khác có thể đọc được.

Khi tôi rời phòng, tôi thường tự hỏi liệu mình có trở về nữa không? Tôi vẫn còn rất trẻ và chưa muốn chết. Không ai biết liệu tôi có chết ngày mai trong một vụ tấn công liều chết nào đó không. Ít nhất tờ giấy cũng giúp báo tin đến cha mẹ và bạn bè tôi"

Nữ sinh viên Fazila Shahedi, 20 tuổi, ở thủ đô Kabul

Ngày 27-1, xe gài bom được bố trí ở một khu vực đông đúc bên ngoài tòa nhà gần Bộ Nội vụ Afghanistan, trường học, văn phòng chính phủ và bệnh viện ở Kabul và cho phát nổ khiến 103 người chết và vài trăm người bị thương.

Một tuần trước đó, 5 thành viên của lực lượng Taliban trang bị nhiều vũ khí đã tấn công khách sạn hạng sang InterContinental - một khu vực an ninh cao ở thủ đô Kabul. Chúng nổ súng giết chết ít nhất 22 người, trong đó có 14 người nước ngoài đang lưu trú trong khách sạn.

Vụ đánh bom làm sống lại những ký ức chưa xa của người dân Kabul về vụ gài bom ngày 31-5-2017, cách hiện trường vụ tấn công ngày 27-1 chỉ khoảng 1km ở khu vực là thủ phủ của các cơ quan ngoại giao. Lần đó, chiếc xe tải gài bom phát nổ làm thiệt mạng ít nhất 150 người và là vụ tấn công đẫm máu nhất tại thủ đô của Afganistan. Cho đến nay, chưa có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm.

Một khi những nơi đảm bảo an ninh nghiêm ngặt như khách sạn InterContinental và khu vực ngoại giao còn bị đánh bom thì tất cả chúng tôi đều rất dễ bị tấn công, mọi ngôi nhà trong thành phố đều có thể bị đe dọa"

Anh Mujeebullah Dastyar - cư dân của Kabul

Ông Jawid Kohistani - một cựu nhân viên tình báo và sĩ quan quân đội Afghanistan - phân tích: "Đây là vấn đề của hệ thống an ninh của chúng tôi. Luôn có kẻ nội gián nào đó giúp các tên khủng bố lập các kế hoạch tấn công. Mỗi lần, chúng lại sử dụng một thủ đoạn khác nhau. Như lần này là một chiếc xe cứu thương, thứ người ta ít nghi ngờ nhất".

Ông Kohistani thừa nhận tình hình hiện tại đã quá sức chịu đựng: "Cảnh sát bị giết hầu như mỗi ngày. Họ rất ít hoặc hầu như không thể bảo vệ gia đình mình. Họ cũng chẳng được trang bị gì để đối phó với các vụ tấn công ngày càng nhiều và sự gia tăng của chủ nghĩa khủng bố hiện nay".

Đài Al Jazeera dẫn một số báo chí địa phương cho biết ít nhất 1.000 người Afghanistan đã bị thiệt mạng chỉ riêng trong tháng 1-2018 vì các hoạt động khủng bố lớn nhỏ.

Lực lượng tình báo Afghanistan đổ lỗi cho mạng lưới Haqqani liên kết với Taliban mà họ cho là được sự hỗ trợ của tình báo Pakistan. Pakistan trong khi đó phủ nhận các cáo buộc này.

Theo HỒNG VÂN/tuoitre.vn

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.