Bản Rào Tre mừng vui đón mùa xuân mới

(Baohatinh.vn) - Khi dãy Ka Đay khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của những cánh hoa cũng là lúc bản Rào Tre (xã Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh) khoe sắc cùng nàng xuân. Giữa dịu dàng của những cơn mưa lất phất là tiếng đàn trơ-bon vang lên rộn rã hòa cùng nhịp sống mới của đồng bào dân tộc Chứt. Những người con núi rừng lại cùng nhau mở hội để thêm đủ đầy hương vị ngày tết cổ truyền.

Bản Rào Tre mừng vui đón mùa xuân mới

Cờ Tổ quốc được dân bản treo lên để chào đón một mùa xuân mới ấm no, hạnh phúc

Dù không quá nhộn nhịp, nhưng không khí tết ở bản Rào Tre vẫn có nhiều nét riêng bình dị. Trong sáng sớm tinh sương của những ngày đầu năm mới, hoa côồng - tượng trưng cho tinh thần đoàn kết và sức sống mãnh liệt của bà con Mã Liềng kết thành từng chùm sắc đỏ tươi, tỏa hương thơm ngào ngạt khắp núi đồi, khe suối...

Bên góc bếp, anh Hồ Thắng tất bật chuẩn bị cho những bình rượu nếp cùng các món quà bánh được đồng bào dưới xuôi gửi tặng, háo hức niềm vui đón những vị khách đến thăm nhà.

Bản Rào Tre mừng vui đón mùa xuân mới

Ngày Tết Nguyên đán là dịp để mối quan hệ gia đình, anh em hàng xóm thêm thắt chặt.

Theo quan niệm xưa nay, hễ tết đến là phải trang hoàng, dọn dẹp nhà cửa cho thật mới, tươm tất và sạch sẽ. Một phần vì tết là những ngày bà con sum họp, khách thường đến nhà chúc tết thăm hỏi, một phần vì ý nghĩa tiễn năm cũ qua đi và đón chào một năm mới với những điều mới mẻ, tốt đẹp hơn. Vì thế nên từ trong ra ngoài, các khâu dọn dẹp lại nhà cửa hầu như đã được gia đình anh Thắng hoàn tất từ sớm.

Anh Hồ Thắng cho hay: "Một năm gia đình tôi đón 3 cái tết là tết cổ truyền là Tết Lấp Lỗ, Tết Chăm cha bới và Tết Nguyên đán. Tết Lấp Lỗ và Tết Chăm cha bới chỉ gói gọn trong đồng bào dân tộc Chứt, còn Tết Nguyên đán thì rộng hơn nên không khí vui hơn. Ngày tết cũng tổ chức họp mặt anh em rồi giao lưu ca hát. Giống như cái tết cổ truyền của đồng bào dân tộc mình, chúng tôi đón Tết Nguyên đán và cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến trong năm mới”.

Bản Rào Tre mừng vui đón mùa xuân mới

Tết nào cũng vậy, bà Hồ Thị Sen lại mang trang phục truyền thống từ đời cha mẹ truyền lại để mặc trong những ngày đầu năm...

Cũng giống như gia đình anh Thắng, gia đình bà Hồ Thị Sen - một trong những người già nhất bản cũng vui mừng chào đón một mùa xuân mới. Tết nào cũng vậy, bà Sen lại mang trang phục truyền thống từ đời cha mẹ truyền lại để mặc trong những ngày đầu năm. Là người duy nhất trong bản còn “giữ hồn” của người dân tộc Chứt, thế nên bà Sen vô cùng trân quý những món đồ đó cho đến tận ngày nay. Bên cạnh trang phục truyền thống với hai màu xanh hoặc đen viền đỏ tượng trưng cho đất trời, thiên nhiên thì những ngày này, bà còn đeo lên cổ tay những chiếc vòng sắc bùa để tránh tà ma, cầu mong cho bản thân và gia đình mạnh khỏe, bình an.

Bản Rào Tre mừng vui đón mùa xuân mới

...và những chiếc vòng sắc bùa để tránh tà ma, cầu mong cho bản thân và gia đình mạnh khỏe, bình an.

“Trong những ngày tết, ngày lễ phải mặc trang phục này để xin đất trời những điều may mắn, mùa mang bội thu, nhà nhà ấm no hạnh phúc. Người dân tộc chúng tôi còn phải mang theo cả vòng, cườm để cho trông thật “ngăm - lai” (PV- xinh đẹp) trong ngày đầu năm mới. Đây là những thứ quý giá nên dù có thế nào tôi cũng phải gìn giữ nó như cây đàn trơ-bon. Còn người thì còn đồ, người mất thì đồ vẫn còn để trao lại cho con cháu” - bà Sen chia sẻ.

Tết năm nay, gia đình ông Hồ Văn Phượng cũng tràn ngập tiếng cười khi đón họ hàng từ Quảng Bình sang chơi. Ai nấy đều mừng vui, xôm tụ, quây quần bên nhau để cùng chào đón đất trời chuyển mình sang năm mới. Đối với gia đình ông, ngày Tết Nguyên đán không chỉ là dịp mọi người được nghỉ ngơi, thư giãn sau một năm lao động vất vả, mà còn là dịp để mối quan hệ gia đình, anh em hàng xóm thêm thắt chặt.

Bản Rào Tre mừng vui đón mùa xuân mới

Không chỉ có đồng bào dân tộc Chứt, những người lính biên phòng tại Tổ công tác cắm bản Rào Tre cũng đã trồng hoa, chăm đào từ trước tết để đón mùa xuân mới.

Tổ trưởng Tổ công tác biên phòng cắm bản Rào Tre - Trung tá Dương Thanh Tịnh cho biết: “Từ trước tết, ngoài làm thịt lợn, gói bánh chưng cho đồng bào thì nơi đây còn nhận được rất nhiều những phần quà ý nghĩa của các cấp lãnh đạo, chính quyền và người dân. Bên cạnh bánh kẹo thì còn nhận được chăn ấm, sách, thuốc giúp bà con yên tâm đón tết, chào đón một mùa xuân mới thật nhiều sức khỏe để lao động sản xuất, học tập tiến bộ hơn”.

Chủ đề MỪNG ĐẢNG - MỪNG XUÂN

Chủ đề LỄ HỘI XUÂN QUÝ MÃO 2023

Đọc thêm

Gieo chữ nơi đảo xa..!

Gieo chữ nơi đảo xa

Giữa muôn trùng biển khơi, các thầy giáo nơi huyện đảo Trường Sa vẫn ngày đêm cần mẫn trên từng trang giáo án. Những bài giảng của thầy đã bồi đắp thêm kiến thức, niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước cho những mầm non nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Nghị định số 177 ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Cúm hoành hành xuyên Tết, nhiều ca bệnh diễn biến nặng đẩy Tamiflu trở thành "hàng nóng", giá tăng vọt, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm từ việc tự ý sử dụng thuốc này.
Hương Sơn nỗ lực "phủ sóng" bảo hiểm y tế

Hương Sơn nỗ lực "phủ sóng" bảo hiểm y tế

Năm 2025, Bảo hiểm Xã hội huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ trên 96,5% dân số nhằm góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.