Bánh Trung thu handmade “chinh phục” người tiêu dùng Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Do ảnh hưởng của dịch bệnh, thị trường bánh Trung thu năm nay ở Hà Tĩnh có phần trầm lắng. Tuy nhiên, dòng bánh handmade vẫn được nhiều người quan tâm bởi mẫu mã đa dạng, phong phú về hương vị.

Bánh Trung thu là thức quà không thể thiếu mỗi dịp rằm tháng Tám của người Việt nói riêng, nhiều quốc gia châu Á nói chung. Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, những năm gần đây, dòng bánh handmade (tự làm) đã xuất hiện và dần có chỗ đứng trên thị trường.

Bánh Trung thu handmade “chinh phục” người tiêu dùng Hà Tĩnh

Chị Ngọc Mai (phường Nguyễn Du - TP Hà Tĩnh) đã có gần 4 năm làm bánh Trung thu handmade truyền thống.

Có thâm niên gần 4 năm làm bánh Trung thu handmade truyền thống, mỗi dịp Rằm tháng Tám, chị Nguyễn Thị Ngọc Mai (phường Nguyễn Du - TP Hà Tĩnh) lại tất bật với hàng trăm đơn hàng của bạn bè, người quen.

Chị Ngọc Mai cho biết: “Tất cả công đoạn làm bánh Trung thu truyền thống đều thủ công, cầu kỳ nên rất mất thời gian. Người thợ phải thật sự yêu nghề, am hiểu về các loại nguyên liệu, ý nghĩa của từng chiếc bánh và có mắt thẩm mỹ mới làm được những chiếc bánh vừa đẹp, vừa ngon lại an toàn".

Bánh Trung thu handmade “chinh phục” người tiêu dùng Hà Tĩnh

Nước đường được coi là “linh hồn” của chiếc bánh Trung thu truyền thống.

Bánh Trung thu truyền thống có 2 loại chính là bánh dẻo và bánh nướng, trong đó, công đoạn làm bánh nướng cầu kỳ, tỉ mỉ và đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Ngoài việc lựa chọn loại bột mì chuẩn làm vỏ bánh, hàng chục nguyên liệu để làm nhân, thì công đoạn nấu nước đường là quan trọng nhất.

Chị Ngọc Mai chia sẻ: “Đối với bánh Trung thu truyền thống, nước đường được coi là “linh hồn” của chiếc bánh. Do đó, khi nấu nước đường, phải căn tỷ lệ đường và nước sao cho phù hợp để có độ ngọt vừa phải. Già lửa thì bánh bị đắng mà non lửa thì màu bánh nhợt nhạt, không đẹp mắt nên người làm bánh phải rất chú ý đến thời gian, nhiệt độ cô đặc đường”.

Bánh Trung thu handmade “chinh phục” người tiêu dùng Hà Tĩnh

Những chiếc bánh truyền thống thành phẩm mang hương vị, ý nghĩa của tết đoàn viên.

Ngoài hai loại bánh nướng, dẻo hình tròn, vuông truyền thống, chị Mai còn sáng tạo thêm các loại bánh có hình thù ngộ nghĩnh như hình con lợn, cá chép... rất được các bạn nhỏ yêu thích. Bánh Trung thu còn là món quà biếu trang trọng, ý nghĩa, thế nên, tính thẩm mỹ được người thợ làm bánh và khách hàng đặc biệt quan tâm.

Bánh Trung thu handmade “chinh phục” người tiêu dùng Hà Tĩnh

Ngoài bánh vuông, tròn, thợ làm bánh còn sáng tạo thêm hình thù ngộ nghĩnh.

Cũng chính vì thế, trên thị trường đã xuất hiện dòng bánh Trung thu handmade hiện đại với màu sắc, tạo hình cầu kỳ, bắt mắt. Về cơ bản, bánh Trung thu hiện đại được làm trên nền bánh mộc truyền thống nhưng điểm nhấn của bánh nằm ở phần trang trí.

Chị Trần Thị Quỳnh Nga chuyên làm dòng bánh Trung thu hiện đại ở TP Hà Tĩnh cho biết: “Các họa tiết trang trí hoa lá được tạo hình hoàn toàn bằng tay, sấy ở nhiệt độ phù hợp. Khâu này phải làm tỉ mỉ, cẩn thận, rất mất thời gian, công sức nên số lượng bánh làm ra không nhiều như các dòng bánh khác”. Trang trí cầu kỳ, nguyên liệu đắt nên giá thành bánh hiện đại cao hơn nhiều so với các loại bánh mộc truyền thống với khoảng 80 - 100 nghìn đồng/chiếc.

Bánh Trung thu handmade “chinh phục” người tiêu dùng Hà Tĩnh

Bánh hiện đại được trang trí cầu kỳ, bắt mắt.

“Eat clean” (một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng) đang trở thành xu hướng của nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Việc thưởng thức những chiếc bánh Trung thu ít ngọt, ít béo, có nguyên liệu xuất xứ từ thiên nhiên cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Với nguyên liệu chủ yếu là bột flan, sữa tươi không đường, lòng đỏ trứng gà, rau, củ, quả..., bánh Trung thu thạch được làm đơn giản hơn, tuy nhiên, loại bánh này lại hút khách nhờ vị thanh mát, dễ ăn.

Bánh Trung thu handmade “chinh phục” người tiêu dùng Hà Tĩnh

Chị Lê Thị Thương - chủ một cửa hàng bánh trên đường Lý Tự Trọng (TP Hà Tĩnh) ưu tiên sử dụng các loại nguyên liệu từ thiên nhiên để làm bánh trung thu thạch.

Bánh thạch cũng được tạo hình bằng khuôn với các mẫu mã gắn liền tết Trung thu như: bánh hình vuông, tròn có in chữ nổi phúc, lộc, thọ, phú quý, đoàn viên, phú quý...; hình hoa sen, hình các con vật ngộ nghĩnh...

Để tăng tính thẩm mỹ, hương vị cho bánh thạch, người làm bánh thường dùng nguyên liệu là các loại rau, củ, quả có màu sắc bắt mắt như: thanh long đỏ, cà rốt, gấc, nhụy hoa nghệ tây, hoa đậu biếc, lá dứa, búp trà xanh...

Bánh Trung thu handmade “chinh phục” người tiêu dùng Hà Tĩnh

Bánh thạch “chinh phục” người tiêu dùng bằng hương vị ngọt mát, dễ ăn.

Chị Lê Thị Thương - chủ một cửa hàng bánh trên đường Lý Tự Trọng (TP Hà Tĩnh) cho biết: “Những năm trước, mỗi ngày, cửa hàng làm khoảng 1.000 chiếc bánh thạch mới đủ đáp ứng nhu cầu của khách. Năm nay, tuy các cơ quan, trường học không đặt nhiều nhưng nhu cầu thưởng thức, biếu tặng của người dân vẫn cao nên chúng tôi khá bận rộn”.

Bánh Trung thu handmade “chinh phục” người tiêu dùng Hà Tĩnh

Những chiếc bánh Trung thu handmade an toàn, đẹp mắt là món quà ý nghĩa cho ngày tết đoàn viên thêm phần ấm áp.

Bánh Trung thu handmade với sự đa dạng mẫu mã, phong phú về hương vị, người tiêu dùng ngày càng có nhiều lựa chọn, để ngày tết đoàn viên thêm phần ấm áp, ý nghĩa.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.
Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Các hoạt động đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã được các cấp bộ Đoàn Hà Tĩnh triển khai sôi nổi, thúc đẩy ĐVTN làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.