“Báo Hà Tĩnh đã cho tôi những ân tình không thể nào quên”

(Baohatinh.vn) - Đó là điều mà ông Dương Qũy Đạo (thôn Lộc Phúc - xã Tân Dân - huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã chia sẻ cùng chúng tôi. Chặng đường 60 năm ra đời và trưởng thành, Báo Hà Tĩnh tự hào vì luôn được đón nhận những tình cảm, sự tin yêu như thế từ độc giả.

Hơn 24 năm (1992 - 2016) gắn bó với Trung tâm Bảo trợ xã hội Hà Tĩnh (sau này là Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh), ông Dương Quỹ Đạo - nguyên Giám đốc Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh được biết đến là “người cha” của rất nhiều thế hệ những đứa trẻ có số phận không may mắn.

Và trong suốt quãng thời gian đó, ông Đạo có một mối quan hệ mật thiết, tình cảm sâu nặng với các thế hệ cán bộ, phóng viên Báo Hà Tĩnh.

“Báo Hà Tĩnh đã cho tôi những ân tình không thể nào quên”

Ông Dương Quỹ Đạo coi Báo Hà Tĩnh là người bạn đồng hành thân thiết bao năm qua.

Những ngày đầu tái lập tỉnh (năm 1991), cả xã hội dường như “đói thông tin” khi mà một khu phố chỉ vài gia đình có TV, radio cũng là thứ xa xỉ. Báo Hà Tĩnh trở thành kênh thông tin chủ yếu để người dân nắm bắt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tình hình KT - XH của tỉnh nhà.

Ông Đạo chia sẻ: “Tôi vẫn nhớ như in cảm giác háo hức, chờ đợi để được cầm trên tay những tờ báo còn thơm mùi mực in. Thời đó, hình thức tờ báo còn thô sơ, giản dị lắm nhưng lại là người bạn thân thiết của bao người, bao nhà”.

“Báo Hà Tĩnh đã cho tôi những ân tình không thể nào quên”

Những tờ báo xuất bản từ những năm đầu tái lập tỉnh vẫn được ông Đạo giữ gìn cẩn thận, nguyên vẹn.

Trong bối cảnh khó khăn đó, năm 1992, Trung tâm Bảo trợ xã hội được thành lập. Cơ sở vật chất nghèo nàn, nhân lực ít, kinh phí hạn hẹp..., trung tâm gặp bao khó khăn chồng chất của những ngày đầu đi vào hoạt động.

Bằng tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt huyết với nghề, phóng viên Báo Hà Tĩnh là một trong những người làm báo đầu tiên tìm đến với trung tâm, với những đứa trẻ mồ côi.

“Báo Hà Tĩnh đã cho tôi những ân tình không thể nào quên”

Ghi chép “Nơi chắp nối những mảnh đời” của nhà báo Phan Tấn Linh - một trong những bài viết về trẻ mồ côi được nuôi dưỡng ở làng từ những ngày đầu mới thành lập.

Những bài báo như: Các em không cô đơn (Phan Thanh Phong); Chiếc khăn màu tím hoa cà, Những bà mẹ ở Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh (Đinh Nho Liêm); Ngôi nhà của tình thương lớn (Phan Thế Cải); Nơi chắp nối những mảnh đời (Phan Tấn Linh); Cổ tích của người mẹ da cam (Dương Hà)... đã trở thành những thông tin đầu tiên về trung tâm được chuyển tải đến người dân, các tổ chức và nhà hảo tâm. Cũng từ đó, trung tâm nhận được nhiều hơn sự ủng hộ vật chất để có kinh phí nuôi dạy các em nhỏ.

“Báo Hà Tĩnh đã cho tôi những ân tình không thể nào quên”

Lãnh đạo, phóng viên Báo Hà Tĩnh thăm các em nhỏ ở làng trẻ (Ảnh tư liệu).

“Không chỉ hỗ trợ truyền thông thông tin, hình ảnh, nhiều thế hệ lãnh đạo, phóng viên Báo Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm, chia sẻ với các em nhỏ mồ côi ở làng trẻ. Họ thường xuyên đến thăm hỏi, tặng quà cho các em; kết nối các đoàn thiện nguyện đến với làng trẻ. Tình cảm đó vẫn duy trì cho đến hôm nay. Đó là sự thủy chung, là những ân tình khiến chúng tôi không bao giờ quên” - nguyên Giám đốc Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh chia sẻ.

Cũng chính từ những ân tình đó mà 30 năm nay, gần như ông Đạo chưa bỏ sót một số nào của Báo Hà Tĩnh. Hàng chục bài báo viết về làng trẻ từ những năm 1992, 1993 cho đến nay, ông vẫn còn lưu giữ và coi chúng như những kỷ vật quý giá.

“Báo Hà Tĩnh đã cho tôi những ân tình không thể nào quên”

Những tờ báo được ông Đạo sắp xếp, lưu trữ qua hàng chục năm nay.

Những tờ báo được ông sắp xếp theo thứ tự thời gian xuất bản, thể loại, nội dung một cách gọn gàng, khoa học. Nhìn cách ông nâng niu những bài báo viết về làng trẻ từ những ngày đầu thành lập mới thấy hết tình cảm, sự trân quý của ông dành cho Báo Hà Tĩnh.

May mắn được nhìn tận mắt, cầm trên tay những trang báo giấy nâu nhuốm màu thời gian, đọc những con chữ tràn đầy nhiệt huyết của các cô chú, các anh chị nhà báo thế hệ trước, tôi càng thêm tự hào, yêu quý tờ báo - nơi mà mình đã và đang gắn bó.

“Báo Hà Tĩnh đã cho tôi những ân tình không thể nào quên”

Bên cạnh đọc báo giấy, ông Đạo cũng đã quen dần với giao diện của báo Hà Tĩnh điện tử.

Dù đã nghỉ công tác, ít khi làm việc với tòa soạn như trước nữa nhưng ông Đạo vẫn là người bạn thân thiết của cán bộ, phóng viên, là một độc giả trung thành của tờ báo. Để theo dõi thường xuyên, đầy đủ tin tức trên báo, ông không chỉ đọc báo giấy theo cách truyền thống mà đã quen dần với giao diện báo điện tử.

"Báo Hà Tĩnh ngày nay đã thay đổi rất nhiều về nội dung, hình thức và vẫn luôn là tờ báo mà tôi tin yêu, quý trọng. Nhân dịp 60 năm ngày báo ra số đầu tiên, tôi muốn gửi đến những “người bạn đồng hành” của mình lời cảm ơn và chúc các anh chị phóng viên, biên tập viên của tòa soạn luôn vững vàng ngòi bút, giữ nhiệt huyết với nghề. Mong Báo Hà Tĩnh luôn là cầu nối giữa Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà; có thêm nhiều bài viết trên lĩnh vực nhân ái để chung tay sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh” - ông Đạo chia sẻ.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề 60 năm Báo Hà Tĩnh ra số đầu

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.