Bí quyết làm bánh dày dẻo ngon của chủ tiệm Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Dù không phải là nghề gia truyền nhưng với vợ chồng bà Nguyễn Thị Phương (thôn Hoa Thành - Thạch Kim - Lộc Hà, Hà Tĩnh), làm bánh dày vẫn là nghề vô cùng thân thuộc. Hơn 10 năm gắn bó với nghề, bà Phương xây dựng và khẳng định thương hiệu bánh dày Phương Bé tại địa phương và các vùng lân cận.

Bà Phương kể, trong một lần ra thủ đô chơi, bà bắt gặp những hàng bánh dày bày bán trên phố rất đẹp mắt. Tò mò nên bà mua ăn thử và bị hấp dẫn bởi vị ngon của chiếc bánh. Cũng từ đó, bà nảy sinh ý định phải học bằng được cách làm loại bánh này để về lập nghiệp tại quê hương.

Năm 2007, bà quyết tâm khăn gói ra tận Nam Định tìm người học nghề làm bánh. Vì cảm lòng yêu nghề, sự quyết tâm của bà mà thầy dạy đã vào tận quê bà để truyền nghề. Sau khi học thành nghề, vợ chồng bà đầu tư mở cơ sở sản xuất bánh dày Phương Bé tại xã Thạch Kim.

Bí quyết làm bánh dày dẻo ngon của chủ tiệm Hà Tĩnh

Để làm ra những chiếc bánh dày dẻo thơm phải chọn loại nếp trắng, đỗ xanh ngon nhất

Nhìn những chiếc bánh dày, hẳn nhiều người sẽ nghĩ cách làm đơn giản, không có bí quyết gì nhiều. Nhưng có tìm hiểu mới thấy đó là cả một quá trình mất nhiều tâm sức. Một chiếc bánh dày giá chỉ vài nghìn đồng nhưng phải trải qua đến gần hai mươi công đoạn khác nhau.

Bà Phương cho biết: “Bánh dày là thứ kén nguyên liệu, vì thế mà nếp để làm bánh phải chọn nếp Thái trắng, mười hạt óng như một thì bánh mới dẻo thơm được. Xôi sau khi đồ chín, phải giã ngay lúc còn nóng, có như vậy bánh mới mềm, mịn và dẻo. Ðỗ làm nhân bánh là đỗ xanh lòng vàng, khi nấu lên thì bở tơi, thơm ngọt.

Ngoài hai nguyên liệu chính là nếp và đỗ xanh, còn cần thêm một số nguyên liệu để trộn vào nhân bánh như dừa, đường kính, vừng… Tất cả đều phải chọn lựa kỹ càng, sơ chế sạch sẽ để bánh dẻo ngon, không bị thiu”.

Cũng theo bà Phương, vỏ bánh là khâu khó và kỳ công nhất. Người giã thì phải giã sao cho vừa độ quánh mịn, người ra vỏ thì phải thật khéo léo để lấy lượng vừa đủ, nặn sao cho mười cái tròn đều cả mười.

Bí quyết làm bánh dày dẻo ngon của chủ tiệm Hà Tĩnh

Bà Phương đang tỉ mẩn lựa chọn nguyên liệu cho mẻ bánh mới

Ngày xưa, công đoạn giã bánh cần sức vóc trai tráng. Giờ có máy móc hỗ trợ nên cũng đỡ tốn sức, nhưng làm bánh dày vẫn đòi hỏi công phu và sự tinh tế, khéo léo. Chiếc bánh thành phẩm đạt chất lượng phải dẻo vừa độ, hòa với nhân đậu xanh bùi bùi, dừa tươi béo ngậy, vừng trắng thơm như là sự hội tụ hương vị của mùa màng, đồng ruộng, khó lẫn với bất kỳ một loại bánh nào khác.

Theo phong tục truyền thống, người ta vẫn thường đặt làm các đĩa, mâm bánh dày kích thước lớn cùng bánh chưng để dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên, như một cách hướng về cội nguồn với lòng thành kính vào những dịp lễ, tết, ngày rằm. Ngày nay, món bánh dày còn được đóng gói để phù hợp cho các bữa tiệc cưới, hỏi, liên hoan…

Bí quyết làm bánh dày dẻo ngon của chủ tiệm Hà Tĩnh

Xây dựng và khẳng định được thương hiệu, bánh dày của cơ sở Phương Bé là món quà quê được người dân trên địa bàn lựa chọn cho mỗi dịp lễ tết, cưới hỏi

Tiếng lành đồn xa, bánh dày Phương Bé không chỉ được nhân dân trên địa bàn ưa chuộng mà còn được đông đảo khách hàng trong huyện, trong tỉnh tìm mua. Những ngày đầu mới sản xuất bánh, lúc cao điểm, gia đình bà Phương sản xuất gần 1 vạn chiếc/ngày. Bà phải thuê 7 nhân công làm liên tục mới kịp. Hiện nay, học theo gia đình bà, có nhiều cơ sở sản xuất bánh dày ra đời nhưng Phương Bé vẫn là thương hiệu được ưa chuộng nhất bởi chất lượng sản phẩm.

Như một cơ duyên, dù việc làm bánh khá vất vả nhưng vợ chồng bà Phương vẫn theo nghề hơn 10 năm nay. Cuộc sống gia đình ổn định, khấm khá, con cái học hành thành đạt là nhờ lò bánh này nên bà Phương luôn muốn gìn giữ, trao truyền cho con cháu…

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề Ẩm thực

Đọc thêm

Mực nhảy Vũng Áng hút khách vào dịp lễ

Mực nhảy Vũng Áng hút khách vào dịp lễ

Dịp nghỉ lễ, du khách từ nhiều tỉnh thành trong cả nước đã lựa chọn khu ẩm thực mực nhảy Vũng Áng (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh) là điểm đến khi ghé thăm Hà Tĩnh.
Mực nhảy Vũng Áng giòn và ngon tuyệt

Mực nhảy Vũng Áng giòn và ngon tuyệt

Đến Hà Tĩnh, dường như du khách đều muốn một lần được thưởng thức đặc sản Mực nhảy Vũng Áng (Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh) bởi độ giòn, hương vị đượm đà riêng có của nó.
Đượm đà mực Hà Tĩnh

Đượm đà mực Hà Tĩnh

Về với biển Hà Tĩnh, ngoài việc thưởng thức các món ăn đặc sắc được chế biến từ mực, du khách còn có những trải nghiệm cùng các tour câu mực ở một số điểm du lịch.
Chả cá lá trơng ven sông Lam, ăn một lần nhớ mãi

Chả cá lá trơng ven sông Lam, ăn một lần nhớ mãi

Vị ngọt, béo của cá sông Lam kết hợp với vị cay và mùi thơm đặc trưng của lá trơng do anh Võ Công Niên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) chế biến đã tạo nên hương vị rất hấp dẫn, khó quên cho những ai đã một lần thưởng thức.
Bánh mướt tráng tay Hà Tĩnh - ăn là nhớ

Bánh mướt tráng tay Hà Tĩnh - ăn là nhớ

Hơn 30 năm qua, hàng bánh mướt tráng tay trên bếp củi của bà Phạm Thị Hạnh (hay còn gọi là bà Hạnh Sim, phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) vẫn luôn quyến rũ thực khách bởi bánh mướt dẻo, thơm, mềm mượt, quấn bên ngoài chiếc ram nóng hổi giòn rụm.
Cao điểm trả đơn bánh chưng làng Khoóng

Cao điểm trả đơn bánh chưng làng Khoóng

Thời điểm này, các hộ gia đình ở làng Khoóng (tổ dân phố Hùng Dũng, thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh) đang tất bật gói hàng nghìn chiếc bánh chưng để phục vụ thị trường dịp tết Nguyên đán.
Cận cảnh loài cà cuống được nuôi ở vùng đất Hà Tĩnh

Cận cảnh loài cà cuống được nuôi ở vùng đất Hà Tĩnh

Tưởng chừng, loài cà cuống là đặc sản các vùng quê trước đây đã biến mất. Thế nhưng, giờ đây cà cuống đã được người dân xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) nuôi thành công, cứu vãn loài côn trùng này và món ăn đặc sản nức tiếng từ thời xa xưa.
Bánh đùm, bánh đúc - thơm dẻo món quê Hà Tĩnh

Bánh đùm, bánh đúc - thơm dẻo món quê Hà Tĩnh

Bánh đùm, bánh đúc là món bánh dân dã được truyền lại từ nhiều thế hệ trên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du (thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Sự cầu kỳ, khéo léo, tinh tế của người làm bánh khiến những người đi xa luôn nhớ về hương vị quê nhà.
Thơm “nức mũi” món cá lóc nướng lá sim ở vùng núi Hà Tĩnh

Thơm “nức mũi” món cá lóc nướng lá sim ở vùng núi Hà Tĩnh

Dù chỉ là món ăn dân dã nhưng cá lóc nướng ở Hương Khê (Hà Tĩnh) lại khiến nhiều người mê bởi sự đặc trưng từ nguyên liệu, cách chế biến. Vị ngọt của cá hòa quyện cùng hương thơm của các loại rau rừng khiến món ăn này trở nên nổi tiếng trong hàng chục năm qua.
Về “thủ phủ” trám đen ở Hà Tĩnh

Về “thủ phủ” trám đen ở Hà Tĩnh

Gần 200 hộ dân sở hữu hơn 550 gốc, xã Sơn Ninh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) được coi là “thủ phủ” của trám đen. Thời điểm này, người dân đang vào mùa thu hoạch nên không khí luôn rộn ràng.
Hấp dẫn món giò lụa ngũ sắc chuẩn OCOP 3 sao

Hấp dẫn món giò lụa ngũ sắc chuẩn OCOP 3 sao

Xây dựng giò lụa ngũ sắc Cao Thủy đạt chuẩn OCOP 3 sao, vợ chồng anh Trương Xuân Cao - Nguyễn Thị Thủy (thôn Bình Lý, xã Thạch Bình, TP Hà Tĩnh) tự tin hơn trên hành trình đưa sản phẩm ra “biển lớn”.
Thơm ngon gà ủ muối “Made in Hà Tĩnh”

Thơm ngon gà ủ muối “Made in Hà Tĩnh”

Sự độc đáo, thơm ngon từ món gà ủ muối của Công ty CP Xây dựng và Dịch vụ thương mại Sông La (tổ dân phố 8, thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã giúp sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao, mở ra nhiều cơ hội phát triển thị trường.
Khoai xéo Hà Tĩnh - Đi xa lại muốn tìm về

Khoai xéo Hà Tĩnh - Đi xa lại muốn tìm về

Khoai xéo - món ăn được chế biến dân dã từ khoai khô, đậu, lạc... đã trở thành món ngon quen thuộc với người dân Hà Tĩnh, khiến những người con bao năm xa quê muốn tìm về để lưu giữ chút hương vị của tuổi thơ.
Theo chân ngư dân mang mực nhảy Vũng Áng vào bờ

Theo chân ngư dân mang mực nhảy Vũng Áng vào bờ

Mực nhảy Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) ngon nức tiếng nhờ hương vị đậm đà khác biệt. Để giữ được vị ngon, ngọt, giòn của những chú mực nhảy, người dân ở đây đã phải rất kỳ công.