"Bí quyết" nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình

(Baohatinh.vn) - Trong gia đình, càng nhiều sự chia sẻ thì hạnh phúc càng nhân lên. Đôi khi, hạnh phúc đơn giản chỉ là một lời động viên, một câu nói an ủi, cái nắm tay, hay chỉ là một ánh mắt... Đó là những chia sẻ hữu ích về "bí quyết" nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình mà PV Báo Hà Tĩnh ghi lại dưới đây .

Chia sẻ để gắn bó, yêu thương nhau

“Bí quyết” nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình

Chị Phùng Thị Hồng Phú - cán bộ cơ quan Tỉnh ủy Hà Tĩnh: Ngay từ ngày đầu lập gia đình, tôi đã hiểu rằng, hạnh phúc được duy trì hay không, tình cảm vợ chồng có gắn bó, ấm nồng hay không phụ thuộc vào mức độ chia sẻ của các thành viên. Nhịp sống hiện đại cũng làm cho con người ta chịu nhiều áp lực hơn, khiến đầu óc luôn căng thẳng. Khi những khó khăn không được chia sẻ thì gánh nặng đó càng gây thêm mệt mỏi, ức chế, khiến gia đình “cơm không lành, canh chẳng ngọt”.

Theo tôi, trong gia đình, càng nhiều sự chia sẻ thì hạnh phúc càng nhân lên. Đôi khi, đơn giản chỉ là một lời động viên, một câu nói an ủi, cái nắm tay, hay chỉ là một ánh mắt, một cái nhìn, đã là một sự động viên lớn lao, tiếp thêm sức mạnh, nghị lực để ta có thể vượt qua những khó khăn và sóng gió trong cuộc sống.

Sự quan tâm dành cho nhau là điều quan trọng nhất

“Bí quyết” nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình

Anh Phan Đức Anh - cán bộ Vietcombank Hà Tĩnh: Đối với tôi, tình cảm, sự quan tâm của các thành viên dành cho nhau là điều quan trọng nhất, quyết định hạnh phúc gia đình. Chính vì vậy, bản thân tôi luôn tranh thủ dành thời gian cho gia đình. Một buổi chiều về sớm cùng vợ nấu ăn, ngày cuối tuần cùng con chơi thể thao là cách đơn giản mà hiệu quả để gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau.

Khi có điều kiện, tôi cũng thường tổ chức các chuyến về quê, dã ngoại để các thành viên thêm gần gũi, thêm yêu thương. Tôi tin rằng, các thành viên trong gia đình mình sẽ cảm nhận được sự quan trọng của tình yêu thương trong việc vun đắp hạnh phúc. Để mỗi người, ngoài những khoảng riêng tư của mình đều dành thời gian sẻ chia với nhau những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.

Bữa cơm gia đình - lửa ấm hạnh phúc

“Bí quyết” nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình

Chị Nguyễn Thị Kim Khánh - chuyên viên Sở Tư pháp Hà Tĩnh: Dù cuộc sống có hiện đại đến mấy, đối với tôi, bữa cơm gia đình luôn là một trong những yếu tố quyết định hạnh phúc. Là người mẹ, người vợ, tôi luôn tâm niệm phải lo cho gia đình bữa ăn ngon. Đây cũng là cách để thể hiện tình cảm với các thành viên trong gia đình. Một bữa cơm có sự quây quần, đoàn tụ của các thành viên chính là nơi để mọi buồn vui được chia sẻ, giải quyết.

Hiện nay, hai vợ chồng tôi đi làm từ sáng đến tối, còn hai con thì học bán trú, nên bữa tối chính là khoảng thời gian vui nhất của cả nhà. Trong bữa cơm, chúng tôi chuyện trò, chia sẻ với nhau về công việc, trường lớp hoặc cùng bàn luận về những vấn đề thời sự xã hội… Nhờ đó, cha mẹ đều dễ dàng nắm bắt tâm tư suy nghĩ của con để hiểu và đồng hành với con trong cuộc sống.

Thống nhất phương pháp dạy con cũng là một “bí quyết”

“Bí quyết” nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình

Chị Hoàng Thị Thu Hương - giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú (TP Hà Tĩnh): Với tôi, thống nhất quan điểm trong nuôi dạy con là yếu tố quan trọng để giữ gìn sự hòa thuận trong gia đình. Việc vợ chồng không có chung phương pháp giáo dục sẽ gây cho con trẻ nhiều hoang mang. Dù rằng, trong quá trình chỉ dạy con cái, không ít lần chồng tôi đã sai nhưng tôi đã tế nhị góp ý và vợ chồng cùng nhau rút kinh nghiệm.

Thực tế, việc bố hoặc mẹ bênh vực con khi người kia dạy dỗ con vừa làm giảm uy tín của bố, mẹ vừa ảnh hưởng không tốt tới tâm lý của trẻ, dễ nảy sinh tính dựa dẫm, ỷ lại, né tránh trách nhiệm. Gia đình tôi cũng tránh được tình trạng cả 2 cùng la mắng, chỉ trích khi con mắc lỗi khiến con cảm thấy bị cô lập. Tôi nghĩ, dạy con là cả một quá trình rất dài và không hề dễ. Việc “thuận vợ thuận chồng” trong phương pháp giáo dục con cái là một trong những bí quyết giúp gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

Đọc thêm

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.
Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin.