Bươn chải xứ người, gom ngoại tệ về Hà Tĩnh nuôi cả nghìn con lợn

(Baohatinh.vn) - Trang trại nghìn con lợn của HTX Chăn nuôi Hợp Lực ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) được xây dựng từ nguồn ngoại tệ mà ông Phạm Văn Cảnh dành dụm được những năm bươn chải nơi xứ người...

Gom ngoại tệ về quê nuôi lợn

Video: ông Phạm Văn Cảnh chia sẻ về quá trình chăn nuôi lợn

Chật vật kiếm từng đồng nơi đất khách quê người, vợ chồng ông Phạm Văn Cảnh (tổ dân phố 6 - thị trấn Cẩm Xuyên) càng thấm thía hạnh phúc khi trở về làm ăn nơi “chôn nhau cắt rốn”. Những đồng ngoại tệ ông Cảnh dành dụm trong 5 năm ở CHLB Nga và 11 năm vợ ông bươn chải ở Đài Loan, đều được ông bà dồn vào trang trại.

Về nước, sản xuất nông nghiệp là lựa chọn đầu tiên của ông Cảnh. Năm 2004, ông thuê 4,5 ha đất hồ và chi trên 500 triệu đồng thuê 3 máy xúc làm đất ròng rã 2 tháng liên tục để hình thành trang trại chăn nuôi.

Ban đầu, ông nuôi 3.500 con ba ba và hàng trăm con ếch, nhưng bị nước lũ cuốn trôi, ông mất trắng 160 triệu đồng.

“Đó là số tiền vợ chồng tôi phải đánh đổi bao công sức, mồ hôi và nước mắt. Do đó, tôi không cho phép mình bỏ cuộc. Năm 2006, chúng tôi bắt tay nuôi 5 con lợn nái, 50 lợn thịt, 10 con bò, 4.000 con gà, 3.000 con vịt... Trời không phụ lòng người, những vất vả chúng tôi trải qua đã được đền đáp khi nguồn lãi tăng dần theo từng lần xuất bán” – ông Cảnh nhớ lại.

Bươn chải xứ người, gom ngoại tệ về Hà Tĩnh nuôi cả nghìn con lợn

Ông Cảnh chia sẻ về hành trình xây dựng trang trại với PV Báo Hà Tĩnh

Khi đã có chút của ăn của để, ông Cảnh lại nghĩ tới mô hình trang trại quy mô lớn. Bởi theo ông, chỉ có chăn nuôi lớn, chỉ có áp dụng khoa học kỹ thuật... mới mang về lợi nhuận cao.

Ước mơ của ông thành hiện thực khi có Nhà nước tiếp sức. Giữa lúc Hà Tĩnh có nhiều chính sách ưu tiên phát triển trang trại quy mô lớn, năm 2012 ông vận động 6 cổ đông, thành lập HTX, liên kết nuôi gia công 1.200 lợn thịt/lứa cho Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam.

Bươn chải xứ người, gom ngoại tệ về Hà Tĩnh nuôi cả nghìn con lợn

Từ chỗ nuôi gia công cho doanh nghiệp, ông Cảnh quyết định đưa HTX làm ăn độc lập

“Nuôi gia công khỏe nhưng phụ thuộc đối tác hoàn toàn, tôi tự hỏi sao mình không thử làm ăn độc lập? Kinh nghiệm trong 2 năm làm thuê cho doanh nghiệp là “vốn dắt lưng” để HTX tự chủ mọi quy trình chăn nuôi.

Với quy mô 400 - 500 con nái và hàng nghìn lợn thịt/lứa, số tiền chúng tôi thu về hàng tháng cao hơn nhiều. Cứ thế, chăn nuôi xoay vòng, nguồn vốn lớn mạnh, trang trại khẳng định được niềm tin trên thương trường” - ông Cảnh chia sẻ.

Cầm cố bìa đỏ, vượt qua biến cố

Từ tháng 10/2016, HTX gặp biến cố lớn khi giá lợn liên tiếp lao dốc. Năm 2017, có thời điểm giá lợn xuống còn 18 ngàn đồng/kg, tình hình sản kinh doanh của HTX rất chật vật.

Thời điểm đó, chuồng nuôi của HTX vẫn nuôi 400 nái, 2.400 con lợn thịt/lứa, mỗi tháng xuất 600 con giống. Trong khi tể lô ngừng mua lợn thịt, người chăn nuôi ngừng mua lợn giống, với HTX là một áp lực cực lớn. Không thể tiêu thụ toàn bộ số lợn HTX phải nuôi, 1 năm trời HTX lỗ gần chục tỷ đồng.

Bươn chải xứ người, gom ngoại tệ về Hà Tĩnh nuôi cả nghìn con lợn

Giai đoạn giá lợn lao dốc, ông Cảnh phải cầm 3 bìa đất của gia đình để mua thức ăn, phòng bệnh cho đàn lợn

Để có tiền mua thức ăn, phòng bệnh cho đàn lợn, ông Cảnh phải cầm cố 3 bìa đất của gia đình. “Khó khăn 5, 7 phần, mình phải nỗ lực 9, 10 lần mới xứng đáng với những vất vả đã đánh đổi. Giai đoạn giá lợn xuống dốc không phanh, để đảm bảo an toàn, nhiều cơ sở, HTX chăn nuôi ở Hà Tĩnh đã nhượng lại hạ tầng cho doanh nghiệp nước ngoài rồi hưởng phần trăm lợi nhuận, nhưng tôi thuyết phục các thành viên không đi theo con đường đó. Lựa chọn của tôi và HTX vẫn là đương đầu rủi ro và kiên trì đến cùng”.

Năm 2018, khi “bão” giá mới được phục hồi, thì người nuôi lợn ở Hà Tĩnh lại phải chống dịch tai xanh, dịch tả lợn châu Phi. Những mô hình chăn nuôi nông hộ, thậm chí quy mô tổ hợp tác, HTX bị dịch bủa vây, nhưng HTX Chăn nuôi, dịch vụ, xây dựng tổng hợp Hợp Lực thì không.

Bản lĩnh của vị giám đốc HTX một lần nữa được khẳng định khi các chỉ số an toàn của trại là 100%. Hiện nay, giá lợn đạt đỉnh là tín hiệu mừng để HTX bù lại số vốn đã mất. Ước tính, doanh thu mỗi tháng của HTX hiện đạt 9 tỷ đồng, lợi nhuận 1,5 tỷ đồng.

Bươn chải xứ người, gom ngoại tệ về Hà Tĩnh nuôi cả nghìn con lợn

Xây dựng trang trại xanh - sạch - đẹp là điều ông Cảnh luôn theo đuổi

Điều đáng quý là bên cạnh làm tốt kinh doanh, giám đốc HTX Chăn nuôi, dịch vụ, xây dựng tổng hợp Hợp Lực luôn thể hiện trách nhiệm cao với cộng đồng.

Ông Cảnh tâm niệm: “Kinh doanh lợi nhuận là mục tiêu hướng tới, nhưng bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm là trách nhiệm với gia đình, cộng đồng. HTX đã chi hàng tỷ đồng cho dây chuyền xử lý nước thải khép kín, thuê thêm đất không cho nước thải ra ngoài khuôn viên”.

Bươn chải xứ người, gom ngoại tệ về Hà Tĩnh nuôi cả nghìn con lợn

Ông Cảnh chia sẻ về lần ra Thủ đô Hà Nội nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2016

Ông Nguyễn Như Quỳnh - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cẩm Xuyên phấn khởi: “Kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường, ông Cảnh đang hướng HTX đi theo con đường chăn nuôi bền vững. Đó cũng là nền tảng mang đến thành công cho ông.

Ông Cảnh đã được trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen, những danh hiệu cao quý như: Nông dân Việt Nam tiêu biểu, giám đốc HTX xuất sắc... Tuy nhiên, điều mà chúng tôi tự hào là niềm tin của cộng đồng, chính quyền địa phương dành cho ông với danh hiệu vững niềm tin kinh doanh, an tâm về môi trường ”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.