Thạc sĩ 8X Hà Tĩnh bỏ lương nghìn đô về quê làm nông nghiệp sạch

(Baohatinh.vn) - Từ bỏ mức lương nghìn đô thời điểm cách đây gần cả chục năm để về Hà Tĩnh mở trang trại nuôi lợn, anh Phan Công Vũ chưa bao giờ hối hận với quyết định của mình.

Thạc sĩ về làm nông dân

Vượt gần chục km từ trung tâm thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), chúng tôi tìm đến trang trại chăn nuôi lợn duy nhất ở xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh của Thạc sĩ Phan Công Vũ (SN 1986, trú tại tổ dân phố Hưng Lợi, phường Hưng Trí, thị xã Kỳ Anh), để tìm hiểu mô hình nuôi lợn sạch mà anh đang tâm huyết thực hiện.

Thạc sĩ 8X Hà Tĩnh bỏ lương nghìn đô về quê làm nông nghiệp sạch

Từ bỏ công việc với mức lương đáng mơ ước để về quê làm một nông dân chính hiệu, anh Vũ chưa từng hối hận về quyết định của mình

Từng tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành giao thông vận tải, tuy nhiên, cơ duyên đã đưa chàng kĩ sư giao thông thành anh nông dân chính hiệu.

Anh Vũ cho biết mình từng là kỹ sư tại một dự án ODA của Nhật Bản ở Vũng Tàu với mức lương hơn 1.000 USD/tháng. Trong quá trình làm việc và tích lũy kinh nghiệm ở công ty nước ngoài, anh bắt đầu tiếp nhận các thông tin về chăn nuôi lợn tiêu chuẩn VietGAP. Say mê tìm hiểu về lĩnh vực này, chàng thạc sĩ 8X cũng ấp ủ dự định đầu tư lập nghiệp từ đó.

Năm 2011, anh gom góp một ít tiền, rồi vay mượn nhờ bố mẹ ở quê mua 18 ha đất ở xã Kỳ Tây với giá thời điểm này là hơn 1 tỉ đồng để sau này đầu tư làm trang trại chăn nuôi.

Năm 2012, mẹ Vũ qua đời, nhà neo người, chỉ có 2 anh em trai nên anh quyết định về quê lập nghiệp, từ bỏ công việc cho thu nhập cao ở thành phố năng động nhất nước mà không chút đắn đo.

Thạc sĩ 8X Hà Tĩnh bỏ lương nghìn đô về quê làm nông nghiệp sạch

Quy mô khu vực chăn nuôi lợn của HTX Chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát nhìn từ trên cao

Bắt tay thực hiện ước mơ, anh Vũ đứng trước giữa bộn bề gian khó: 18 ha đất rừng mà anh mua còn quá hoang vu, đường, điện đều chưa có, vốn liếng còn eo hẹp. Vũ quyết định đầu tư theo hướng “lấy ngắn nuôi dài” để dần mở rộng quy mô.

Tháng 8/2014, anh Vũ nuôi lứa lợn đầu tiên quy mô 600 con theo tiêu chuẩn VietGAP, đến năm 2016, anh chính thức thành lập HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát, đồng thời nâng tổng mức nuôi lên hơn 1.000 con, trừ chi phí, lợi nhuận thu về hơn 1 tỉ đồng/năm.

Thạc sĩ 8X Hà Tĩnh bỏ lương nghìn đô về quê làm nông nghiệp sạch

Hơn 1.000 con lợn, trừ chi phí, HTX của anh Vũ thu về hơn 1 tỉ đồng mỗi năm

Với kiến thức, bản lĩnh của Giám đốc Vũ, HTX đã vượt qua thời điểm khó khăn khi giá lợn xuống thấp kỷ lục như cuối năm 2017 đến 2018, kiên trì, bền bỉ duy trì hoạt động và từng bước phát triển lên quy mô mới. Đến nay HTX có 7 xã viên và tạo việc làm thường xuyên cho thêm 10 lao động.

"Không tránh khỏi sự mệt mỏi, áp lực với những khoản vay ngân hàng khi tiền thức ăn, phí nhân công vận hành HTX không đủ bù lỗ trong thời điểm giá lợn xuống thấp, nhưng tôi nghĩ mình đã chọn con đường này thì phải đi tới cùng…” - anh Vũ chia sẻ.

Khát vọng phát triển thương hiệu nông nghiệp sạch

Năm 2019, đánh dấu mốc đối với Phan Công Vũ khi sản phẩm thịt lợn sạch của HTX Hoàng Phát được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao, sản phẩm xúc xích được chế biến từ lợn của trang trại cũng trở thành sản phẩm OCOP của tỉnh Hà Tĩnh và được đông đảo người tiêu dùng đón nhận.

Anh mạnh dạn mở cửa hàng thực phẩm sạch để bao tiêu đầu ra cho sản phẩm thịt lợn sạch của HTX cùng các sản phẩm OCOP, nông nghiệp sạch trên toàn tỉnh, tạo ra chuỗi liên kết khép kín hiệu quả - một cách làm nông nghiệp hiện đại của thế hệ nông dân 4.0

Thạc sĩ 8X Hà Tĩnh bỏ lương nghìn đô về quê làm nông nghiệp sạch

Công nhân thao tác quy trình ra khuôn xúc xích tươi mang thương hiệu Hoàng Phát

Thạc sĩ 8X Hà Tĩnh bỏ lương nghìn đô về quê làm nông nghiệp sạch

Xúc xích tươi đã trở thành sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh

Tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, cuối năm 2019, anh Vũ đầu tư gần 1 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng hơn 200m2 để sản xuất sản phẩm xúc xích với số lượng lớn tung ra thị trường toàn quốc.

Anh Vũ chia sẻ: “Nghiên cứu thị trường các mặt hàng chế biến từ thịt, tôi thấy các sản phẩm xúc xích trừ “các ông lớn” như Vissan, Dabaco… chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hầu hết các công ty sản xuất xúc xích hiện nay đều phải nhập thịt lợn, một số nơi nguồn thịt không truy xuất được nguồn gốc. Chính vì vậy, bắt đầu từ sản phẩm xúc xích tươi từ nguyên liệu lợn sạch do HTX chăn nuôi, chúng tôi kỳ vọng sẽ tìm được chỗ đứng trên thị trường này, trước mắt là trong tỉnh”.

Thạc sĩ 8X Hà Tĩnh bỏ lương nghìn đô về quê làm nông nghiệp sạch

Cửa hàng thực phẩm sạch do anh Phan Công Vũ mở tại thị xã Kỳ Anh

Chia sẻ với chúng tôi, Giám đốc Phan Công Vũ nói rằng lời dạy của Bác Hồ: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên” đã trở thành phương châm sống và làm việc của anh khi lựa chọn con đường đầy chông gai làm nông nghiệp sạch tại quê hương.

Anh Phan Công Vũ là một giám đốc trẻ năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, là tấm gương sáng trong sản xuất, kinh doanh. HTX Chăn nuôi và Dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát do anh xây dựng, phát triển đã trở thành một trong những mô hình làm nông nghiệp tiêu biểu trên địa bàn xã. Không chỉ mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương, HTX còn tạo việc làm, cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho bà con nhân dân.

Ông Nguyễn Thanh Đương - Chủ tịch UBND xã Kỳ Tây

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.