Danh nhân Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) được xem là người đặt nền móng cho ca trù Cổ Đạm. Sau thời gian bị lãng quên, từ năm 1998, di sản văn hóa ca trù được phục hồi, nhiều thế hệ nghệ nhân, ca nương Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tiếp tục giữ gìn và lan tỏa trong đời sống.
Được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1991, Khu di tích Nguyễn Công Trứ - nơi thờ tự Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) ở xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là điểm đến của nhiều du khách thập phương.
Với tình yêu và trách nhiệm, các thế hệ phụ nữ Hà Tĩnh đã không ngừng nối tiếp giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, lan tỏa vẻ đẹp tinh túy của đất và người Hồng La qua mỗi lời ru, điệu ví, giặm, ca trù, trò Kiều… trong đời sống hiện đại.
Du khách trong nước và quốc tế sẽ được tìm hiểu các di sản văn hóa phi vật thể của Hà Tĩnh đã được UNESCO và Nhà nước vinh danh như: dân ca ví, giặm, ca trù Cổ Đạm, lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, cầu ngư Nhượng Bạn... tại Festival “Về miền quan họ” ở Bắc Ninh.
Cô bạn nhà văn đã thốt lên như thế khi theo tôi đến gặp những ca nương, kép đàn trên miền đất hát Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Đó là một buổi chiều mùa đông nắng đượm, tiếng hát vang lên trong từng khúc cầm phổ, dìu dặt, khoan thai rồi đổ dồn, níu kéo, da diết… như tiếng gọi từ quá vãng vàng son của ca trù…
Với nhiều hoạt động quảng bá sôi nổi diễn ra tại Ngày hội du lịch TP Hồ Chí Minh, Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh đang góp phần lan tỏa những giá trị văn hóa của “núi Hồng, sông La” đến du khách bốn phương.
Còn ít ngày nữa Liên hoan Ca trù toàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) lần thứ 3 sẽ chính thức khai mạc, nhưng thời điểm này, nhiều nghệ nhân “miền đất hát” đã sẵn sàng để trình diễn các làn điệu ca trù độc đáo.
Sở hữu nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc mang tầm quốc gia và nhân loại như: dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, ca trù, trò Kiều…, những năm qua, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã có nhiều nỗ lực để bảo tồn. Tuy nhiên, vẫn còn đó những trăn trở, vướng mắc cần sớm được giải quyết.
Đã qua cái thời nhiều ngọn đồi trên dãy núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) trơ trọi, chim muông xao xác bỏ đi, bởi cái đói, cái nghèo khiến người dân rủ nhau lên rừng đốn củi, săn bắn mưu sinh. Ngày nay, khắp làng quê quanh chân núi, nhà cửa khang trang, phố làng hiện đại, núi đồi ngày càng thắm xanh…
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống về ca trù nên cụ Hà Thị Lý - trú tại thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là “kho tư liệu sống” để các thế hệ nghệ nhân ca trù ở địa phương tìm đến.
Với nhiều giải pháp đồng bộ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã có sự bứt phá đáng tự hào về tốc độ phát triển KT-XH. Đây là tiền đề quan trọng để Đảng bộ và Nhân dân hoàn thành mục tiêu huyện nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, điển hình về văn hóa trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Tĩnh lặng mà cuộn dâng. Hữu hình mà vô hình. Chân chất mà hào hoa. Đó là những cảm nhận của tôi khi tiếp xúc với nghệ nhân đàn đáy Trần Văn Đài (Cổ Đạm - Nghi Xuân - Hà Tĩnh), dù đó là lúc ở ngoài đời thực hay lúc anh đang thả hồn trên chiếu hát ca trù…
Lễ kỷ niệm 240 năm ngày sinh, tưởng niệm 160 năm ngày mất Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ vừa diễn ra tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh với chương trình nghệ thuật đặc sắc “Nguyễn Công Trứ - Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”.
Cuối năm, khi nắng đã dịu màu trong lớp sương huyền hoặc, tôi trở lại Nghi Xuân (Hà Tĩnh), xuôi về miền đất hát Cổ Đạm… Vẫn là những con đường yên ả với những ngôi nhà bình dị dưới chân núi Hồng Lĩnh, ấy thế mà các đào nương một thời đã thành người thiên cổ… Có chăng, chỉ còn lại dư âm tiếng hát, tiếng đàn trong lớp những nghệ nhân trẻ và những người yêu mến lối hát của cổ nhân mà thôi…
Nguyễn Công Trứ (người làng Uy Viễn, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) nổi danh trong lịch sử Việt Nam trên phương diện là một nhà chính trị tài ba, một người có tài kinh bang tế thế. Ông cũng ở lại trong lòng hậu thế với nhiều giai thoại cũng như những sáng tác thơ có sức ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật hát ả đào (ca trù)...
Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2018 đã bước vào chặng cuối khi ngày hôm nay (4/11) chỉ còn 3/15 đơn vị trình diễn phần thi của mình. Sau hơn 2 ngày tranh tài, trên sân khấu đã xuất hiện nhiều giọng ca đặc sắc, triển vọng, nhiều kép đàn xuất sắc, cho thấy có sự kế thừa, chuyển giao thế hệ liên tục ở khắp các tỉnh, thành nắm giữ di sản ca trù.
Trong phần thi tài năng Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2018 đang diễn ra tại Hà Tĩnh, ca nương Nguyễn Thị Thu Hà (lớp 11A2 – Trường THPT Nguyễn Công Trứ, Nghi Xuân) đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng khán giả. Em từng đạt giải ca nương triển vọng tại các kỳ liên hoan năm 2011, 2014.
Liên hoan ca trù toàn quốc khai mạc vào tối 1/11 tại Hà Tĩnh tới đây là sự kiện mở màn cho chuỗi hoạt động Kỷ niệm 240 năm ngày sinh và 160 năm ngày mất Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ; đồng thời, tạo cơ sở để trình UNESCO xem xét đưa loại hình nghệ thuật này ra khỏi danh mục “Di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”.