Các tỉnh miền Trung lên phương án sơ tán dân tránh bão số 13

Ngày 13/11, tại các tỉnh miền Trung, trời tạnh ráo, người dân và chính quyền cơ sở tranh thủ khắc phục hậu quả mưa lũ và khẩn trương triển khai ứng phó bão số 13.

Sáng 13/11, người dân thành phố Đà Nẵng tranh thủ chằng chống nhà cửa, các lực lượng khẩn trương cắt tỉa cây neo, neo đậu lồng bè và quản lý nuôi trồng thủy sản an toàn. UBND các quận Sơn Trà, Liên Chiểu thông báo, yêu cầu các chủ phương tiện neo đậu tàu thuyền đúng nơi quy định, tổ chức kéo tàu thuyền nhỏ, thuyền thúng lên bờ, hoàn thành trước 15 giờ chiều nay.

Các tỉnh miền Trung lên phương án sơ tán dân tránh bão số 13

Bộ đội biên phòng thành phố Đà Nẵng giúp ngư dân chằng chống neo đậu tàu thuyền tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang.

Để chủ động ứng phó với cơn bão số 13, mưa lớn diện rộng, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản và tính mạng của nhân dân, nhà nước, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến đường đi của bão, áp thấp nhiệt đới, cảnh báo thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế có phương án đảm bảo an toàn cho các tàu hàng hải, neo đậu an toàn tại cảng các cảng Thuận An, Chân Mây, tránh va trôi; tạm dừng việc xử lý tràn dầu tàu JAKARTA mắc cạn, bị gãy tại bãi Chuối dưới chân đèo Hải Vân và trục vớt tàu Công Thành 27 bị chìm tại vùng biển xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc; Việc tìm kiếm các nạn nhân tại khu vực Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 cũng tạm dừng nhằm đảm bảo an toàn toàn bộ lực lượng, phương tiện cứu nạn.

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh tập trung cao độ chống bão. Đối với người dân, tuân thủ theo ý kiến của các cấp chính quyền cơ sở khi có lệnh di dời thì phải di dời. Cùng với đó, chủ động tự di dời đến những nhà xung quanh hoặc đến các điểm tập trung.

Các tỉnh miền Trung lên phương án sơ tán dân tránh bão số 13

Các tàu thuyền tại Đà Nẵng đã được neo đậu an toàn.

Từ đêm 12/11, chủ công trình thủy lợi ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế tiến hành điều tiết xả lũ. Từ 14 giờ chiều nay, tỉnh Quảng Trị sẽ có lệnh cấm biển. Tỉnh Quảng Trị lưu ý các tàu vận tải đang neo đậu không được để người ở lại trên các tàu tránh xảy ra sự cố nguy hiểm tương tự sự cố trên tàu VietShip 01 xảy ra vào giữa tháng 10 vừa qua.

Tỉnh Quảng Trị sẽ kiên quyết di dời người dân vùng có nguy cơ lũ ống, lũ quét, ngập lụt sâu... đặc biệt là khu vực đã và đang có nguy cơ sạt lở đất, nhất là ở 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông đến các địa điểm an toàn. Hiện tỉnh này đã triển khai sơ tán hơn 570 hộ dân với gần 2.000 người ở vùng trũng và sạt lở đất tại huyện miền núi. Ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh đã lên phương án sơ tán theo 2 kịch bản ứng phó bão số 13.

“Không chủ quan, lơ là với cơn bão này, phải tích cực và chủ động ứng phó. Trước hết phải kêu gọi tất cả tàu thuyền neo đậu, thứ 2 là kêu gọi người dân chằng chống nhà cửa và di dời người dân từ vùng thấp lên vùng cao, từ nhà yếu sang nhà kiên cố, vùng sạt lở. Tập trung quyết liệt không để thiệt hại về người”, ông Hưng nhấn mạnh.

Theo VOV

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Chủ đề Bão đổ bộ vào Hà Tĩnh

Đọc thêm

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.