Cách phát hiện “kẻ thù nguy hiểm” - cục máu đông

“Cục máu đông” đang là một khái niệm được nhiều người quan tâm khi thông tin về các trường hợp gặp phải phản ứng phụ nghiêm trọng liên quan tới cục máu đông sau tiêm vaccin COVID-19 của một số hãng dược. Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của cục máu đông có thể giúp chúng ta tìm đến bác sĩ sớm để được điều trị kịp thời.

Cục máu đông trong điều kiện sinh lý bình thường là sản phẩm của quá trình đông máu để bịt kín các vết thương giúp cầm máu. Cục máu đông bệnh lý hay còn gọi là huyết khối là những cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch hoặc động mạch. Hậu quả là có thể làm tắc mạch tại chỗ hoặc các mạch máu ở đoạn xa (có khẩu kính nhỏ hơn).

Tùy theo vị trí mà huyết khối gây tắc mạch, người bệnh có thể gặp các biến chứng khác nhau. Nếu gây tắc các động mạch ở chân hoặc tay (tắc mạch chi) có thể gây hoại tử vùng chi thể bị tắc nghẽn. Tắc mạch ở tim hoặc não thì gây nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não (đột quỵ não); tắc tĩnh mạch thì gây viêm tắc tĩnh mạch …

Những ai dễ bị huyết khối?

Theo nghiên cứu, một số người có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn. Các yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông bao gồm:

- Trên 60 tuổi

- Sử dụng thuốc tránh thai

- Tình trạng bất động, ví dụ đang trong thời gian phải nằm trên giường bệnh dài ngày.

- Bị béo phì

- Hút thuốc lá

- Tiền sử gia đình về cục máu đông: trong nhà có thành viên bị huyết khối

- Đang trong thai kỳ

- Mắc một số bệnh ung thư

- Gặp chấn thương

- Mắc bệnh viêm mạn tính

- Mắc bệnh đái tháo đường

Các huyết khối tiến triển âm thầm trong thời gian dài, trừ khi cục huyết khối hình thành gây tắc mạch, còn lại thì thường người bệnh không có triệu chứng gì. Do đó, những ai có nguy cơ hình thành cục máu đông nên biết các dấu hiệu và triệu chứng liên quan. Tùy theo vị trí gây tắc và loại mạch máu bị tắc nghẽn mà có các biểu hiện, triệu chứng khác nhau.

Các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra trong tĩnh mạch chính ở chân, nhưng nó cũng có thể phát triển ở xương chậu hoặc cánh tay. Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, nhưng nếu các triệu chứng xảy ra, người bệnh có thể nhận thấy:

- Cảm thấy da ở vị trí của cục máu đông ấm nóng hơn các vùng da khác

- Đau ở chân hoặc cánh tay bị ảnh hưởng

- Sưng ở chân và bàn chân hoặc cánh tay và bàn tay bị ảnh hưởng

- Vùng da bị huyết khối tĩnh mạch chuyển sang màu đỏ hoặc tím

- Có thể có loét da

Các triệu chứng thường cục bộ với cục máu đông và chỉ ảnh hưởng đến một cánh tay hoặc chân. Có thể thấy những tĩnh mạch nông giãn.

Cách phát hiện “kẻ thù nguy hiểm” - cục máu đông

Huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra trong tĩnh mạch chính ở chân

Huyết khối động mạch

Triệu chứng của huyết khối động mạch thường cấp tính vì cục máu đông gây tắc làm thiếu máu, thiếu oxy đến các cơ quan nhanh hơn huyết khối tĩnh mạch. Huyết khối có thể xảy ra ở các khu vực khác nhau của cơ thể và có thể gây ra các triệu chứng khác nhau, chẳng hạn:

Ở bụng: Đau bụng, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Ở não bộ: Khó nói, yếu mặt hoặc cánh tay, các vấn đề về thị lực, chóng mặt hoặc đau đầu dữ dội .

Tim: Nặng tức ở ngực, đau ngực, khó thở, buồn nôn, cảm giác choáng váng hoặc khó chịu ở phần trên cơ thể.

Các biến chứng

Cục máu đông có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Nếu gặp trong thai kỳ (thường do khả năng vận động bị hạn chế), các biến chứng có thể dẫn đến thiểu năng nhau thai, có nghĩa là nhau thai không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi, có thể gây hại cho thai nhi, hạn chế thai nhi phát triển bình thường.

Nếu huyết khối hình thành ở não sẽ gây đột quỵ.

Gây cơn đau tim nếu cục máu đông hình thành ở đây.

Nếu một cục máu đông hoặc mảnh của một cục máu đông di chuyển qua các tĩnh mạch và dừng ở phổi có thể gây tử vong do thuyên tắc phổi. Triệu chứng phổ biến của thuyên tắc phổi bao gồm : Đau nhói ở ngực, đặc biệt là khi hít thở sâu; ho ra máu; sốt; chóng mặt; mạch nhanh; khó thở đột ngột; đổ mồ hôi không giải thích được…Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào của thuyên tắc phổi, cần gọi cấp cứu khẩn cấp.

Tóm lại, các cục máu đông có thể hình thành ở hầu hết mọi nơi trong tĩnh mạch hoặc động mạch và có thể gây ra các biến chứng nặng nề.

Cách phát hiện “kẻ thù nguy hiểm” - cục máu đông

Cục máu đông hình thành ở não có thể gây đột quỵ

Phòng ngừa thế nào?

Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc làm loãng máu, có thể giúp điều trị cục máu đông và ngăn ngừa hình thành thêm cục máu đông. Tất y khoa cũng là một biện pháp phòng ngừa hữu ích. Mặc dù không thể hoàn toàn tránh được huyết khối bệnh lý nhưng cũng nên thực hiện các biện pháp ngăn ngừa chúng:

- Nâng cao chân cao hơn tim khoảng 15 cm trong khi nghỉ ngơi trên giường

- Mặc quần áo rộng rãi

- Duy trì hoạt động thể chất, thường xuyên tập thể dục

- Hạn chế muối trong chế độ ăn uống càng ít càng tốt

- Thay đổi vị trí thường xuyên khi đứng yên trong thời gian dài

- Tránh ngồi hoặc đứng hơn 1 giờ mỗi lần

- Tránh đặt gối mềm dưới kheo chân

- Không bắt ngồi bắt chéo chân

- Cố gắng tránh va chạm hoặc làm bị thương chân

- Uống tất cả các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ

- Thường xuyên mang tất nén y khoa nếu có hiện tượng giãn tĩnh mạch nông

Huyết khối liên quan tới COVID- 19

Theo một nghiên cứu đáng tin cậy, huyết khối động mạch có thể xảy ra ở khoảng 4% những người bị bệnh nặng do COVID-19. Nghiên cứu cho thấy huyết khối cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều động mạch cùng một lúc và gây ra các triệu chứng và biến chứng như: giảm lưu lượng máu đến chân; tổn thương cơ tim, viêm cơ tim; tăng đông máu. Nghiên cứu khuyến cáo các bác sĩ sử dụng thuốc làm loãng máu ở những người bị bệnh nặng COVID-19 để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch hoặc động mạch. Hiện tượng rối loạn đông máu, hình thành cục máu đông gây biến chứng thậm chí tử vong ở một số rất ít người sau tiêm vaccin ngừa COVID-19 đã được ghi nhận trên thế giới và vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, xem xét. Ở Việt Nam, đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào.

Theo BS. CKII. Nguyễn Thông/SK&ĐS

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?
Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Mùi hôi trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Hãy cùng khám phá nguyên nhân gây ra mùi khó chịu, tác hại của nó và các mẹo vặt để khắc phục hiệu quả nhé!
4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

Từ kinh nghiệm của hơn 200 phụ huynh có con học ở Đại học Harvard, Ronald Ferguson nhận thấy những đứa trẻ thành công thường được nuôi dạy với một số điểm chung.
Mẹo chế biến cá không bị tanh

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Nước muối, nước vo gạo, chanh và giấm... là những loại có thể giúp các bà nội trợ chế biến để thịt cá không còn tanh, giúp món ăn ngon hơn.
13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền.
Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Triệu chứng ung thư ruột non ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Rau củ là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ bảo vệ cơ thể ngăn ngừa một số bệnh như tim mạch, đái tháo đường. Mùa thu là mùa có rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng chúng ta không nên bỏ lỡ.
Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Tham vọng nuôi con tài giỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng sống khiến nhiều phụ huynh hy sinh mọi nguồn lực, trong đó có sức khỏe, lâu dần dẫn đến kiệt sức và mắc bệnh tâm lý.
Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.