Với giá nhập sỉ cam chanh từ 30 nghìn đồng/kg, cam giòn từ 40 nghìn đồng/kg, người dân xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đang rất phấn khởi vì cam được mùa, được giá ngay từ đầu vụ.
Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Với quy mô hơn 100 gian hàng, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh 2024 là dịp giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ cam và các sản phẩm, đặc sản của tỉnh đến với người tiêu dùng.
Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 có quy mô 100 gian hàng với hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh đến từ 13 địa phương và các sở, ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh.
Đặc sản cam Hà Tĩnh đang bước vào chính vụ thu hoạch. Năm nay, cam quả to, tròn đều, vị ngọt đậm có giá bán từ 30.000 - 60.000 đồng/kg nên rất được người tiêu dùng yêu thích.
Những cây cam chanh của một gia đình ở xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) cao gần 10m, năng suất quả từ 1,5 tạ - 3 tạ/cây khiến ai cũng mê mẩn mỗi khi ghé thăm.
Táo bạo trong chuyển đổi nghề, anh Nguyễn Huy Phố (SN 1983, trú thôn Thanh Mỹ, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đã phát triển mô hình nuôi gà kết hợp trồng cây ăn quả thu lãi hơn 650 triệu đồng mỗi năm.
Thời điểm này, các giống cam giòn, cam chanh tại vùng trà sơn ở Can Lộc (Hà Tĩnh) đã bắt đầu chín. Hiện giá cam xuất bán ra thị trường cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 5 - 10 ngàn đồng/kg nên bà con nông dân rất phấn khởi, kỳ vọng một mùa thu hoạch bội thu.
Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng dịp tết tăng cao, thời điểm này, các siêu thị, cửa hàng hoa quả sạch trên địa bàn TP Hà Tĩnh đã “tung” ra thị trường nhiều giỏ quà tặng đẹp mắt, mẫu mã đa dạng, để thu hút người mua.
Sản phẩm nông sản của HTX Trà Sơn (xã Thượng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) vừa được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietFarm. Đây là cơ hội để các sản phẩm nông sản của HTX đến gần hơn với “cánh cửa” xuất khẩu.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa thu hồi giấy chứng nhận 5 sản phẩm OCOP 3 sao, trong đó 4 sản phẩm bị “thẻ đỏ”, một sản phẩm khác tự xin ra khỏi sân chơi. Không vui tí nào khi phải nói lại điều này nhưng đó không chỉ là bài học kinh nghiệm với riêng chủ hộ, cơ sở sản xuất...
Hiện nay, tổng diện tích trồng cam trên địa bàn Hà Tĩnh đạt trên 7.900 ha, tập trung chủ yếu tại 4 huyện: Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Can Lộc. Nhờ sự hỗ trợ tích cực của các cấp, ngành, doanh nghiệp, đến nay cam Hà Tĩnh bước đầu đã thâm nhập vào hệ thống phân phối hiện đại như Vinmart, Co.opmart, sàn thương mại điện tử.
Hội nghị quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ cam Hà Tĩnh nhằm quảng bá, kết nối giới thiệu, tiêu thụ cam Hà Tĩnh tới các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ, các sàn thương mại điện tử và người tiêu dùng trong cả nước.
Thời điểm này, các vườn cam Hà Tĩnh đã vào mùa thu hoạch. Cam đầu mùa mức giá phổ biến từ 12.000 - 25.000 đồng/kg, một số loại đặc biệt có giá cao hơn.
Theo đánh giá của Phòng NN&PTNT huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), nhờ thời tiết thuận lợi và nông dân chăm sóc tốt, sản lượng cam toàn huyện năm 2021 ước đạt khoảng trên 4.000 tấn.
Phát huy lợi thế về địa hình đồi núi, khơi dậy được sự đồng thuận của Nhân dân, xã Thượng Lộc - huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã biến khó khăn thành thuận lợi, đưa địa phương trở thành điểm sáng về xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện.
Sau cơn mưa “giải nhiệt”, những này này nông dân trồng cam, bưởi ở xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) khẩn trương tiến hành bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng.
Không chỉ bán được lượng hàng lớn tại Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh năm 2020, nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp còn “bội thu” nhờ “bắt” được những mối hàng lâu dài.
Nhờ thực hiện quy trình khép kín từ trồng, thu hoạch, sơ chế, bảo quản đến liên kết với các cửa hàng đại lý trong, ngoài tỉnh, sản phẩm cam Hà Tĩnh đã ngày càng vươn xa.
Để đưa sản phẩm chất lượng nhất đến với Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 4 diễn ra từ ngày 18 - 20/12, các nhà vườn đang tập trung hoàn thành quá trình chuẩn bị, sẵn sàng cho ngày hội lớn.
Thời điểm này, các địa phương, đơn vị tại Hà Tĩnh có sản phẩm tham gia Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp năm 2020 cơ bản đã hoàn tất các bước chuẩn bị, chờ ngày đến với lễ hội.
Chuyên gia nông nghiệp Hà Tĩnh nhận định có nhiều nguyên nhân dẫn tới cam chậm trổ hoa và tỷ lệ thấp hơn so với mọi năm, trong có việc người dân sử dụng các biện pháp để thu hoạch quả đúng dịp Tết Nguyên đán.
“Đã 30 năm trồng cam nhưng chưa khi nào tôi thấy cam nở hoa ít như vụ mùa năm nay. Dù đã dùng nhiều cách để “kích” cam ra hoa nhưng vẫn không có tác dụng", bà Phan Thị Hiền - HTX cam Thanh Hiền ở xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh chia sẻ.