Cam chín vàng trên những vườn đồi Thượng Lộc

(Baohatinh.vn) - Cái nắng mùa đông hanh hao nhuộm vàng những đồi cam Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh). Người dân nơi này đang háo hức với một vụ mùa bội thu.

Cam chín vàng trên những vườn đồi Thượng Lộc

Sở hữu đồi cam đẹp nhất nhì của xã Thượng Lộc, thời điểm này, gia đình chị Phan Thị Hiền (thôn Anh Hùng) đang đón nhiều thương lái vào mua hàng. So với nhiều hộ dân trong vùng, chị Hiền thu hoạch cam muộn hơn. 1.000 gốc cam giòn và cam chanh với sản lượng gần 30 tấn của gia đình chị hiện nay mới bắt đầu xuất ra thị trường.

Cam chín vàng trên những vườn đồi Thượng Lộc

Đồi cam của gia đình chị Hiền nức tiếng gần xa với nhiều cây cam “cổ thụ”, cao gần chục mét và chi chít quả.

Cam chín vàng trên những vườn đồi Thượng Lộc

Cây cam 17 năm tuổi này, thân cành đầy rêu phong, song nhờ được sự chăm sóc cẩn thận, nên đến nay cành nào cành nấy vẫn khỏe mạnh, quả vẫn giữ được độ thơm, ngon, ngọt đặc trưng. Cây cam “cổ thụ” này mùa năm nay cho hơn 2 tạ quả.

Cam chín vàng trên những vườn đồi Thượng Lộc

Trồng cam theo hướng VietGAP và được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh từ năm 2019, sản phẩm cam chanh và cam giòn Thanh Hiền của gia đình chị Phan Thị Hiền đã khẳng định được thương hiệu. Mỗi năm 2/3 sản lượng được xuất vào hệ thống siêu thị Co.opmart Hà Tĩnh. Số cam còn lại được thương lái và người tiêu dùng thu mua tại vườn với giá cao. Hiện nay, với mức giá bình quân 40.000 đồng/kg, vụ cam này gia đình chị Hiền ước thu về khoảng 1,2 tỷ đồng.

Cam chín vàng trên những vườn đồi Thượng Lộc

Kinh tế vườn đồi là thế mạnh của xã Thượng Lộc. Vùng đất này giờ đây không còn là cánh rừng cỏ dại hoang vu mà thay vào đó là những đồi cam vàng “bạc tỷ”.

Cam chín vàng trên những vườn đồi Thượng Lộc

Nhiều trang trại đã phát triển mô hình với đặc sản cam giòn riêng có. Tuy sản lượng không cao bằng cam chanh song cam giòn với vị ngọt, thơm đặc trưng lại cho giá trị kinh tế cao hơn.

Cam chín vàng trên những vườn đồi Thượng Lộc

Khai hoang phát triển kinh tế vườn đồi từ năm 2008, đến nay 4 ha cam chanh và cam giòn của gia đình anh Nguyễn Văn Trạch – chị Dương Thị Mai (thôn Anh Hùng) đã cho thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.

Cam chín vàng trên những vườn đồi Thượng Lộc

Với mục tiêu đưa quả cam Thượng Lộc ra thị trường vào đúng dịp tết Nguyên đán, gia đình chị Mai đã chú trọng khâu chăm sóc, điều chỉnh quá trình bón phân, tỉa ngọn, cắt cành để quả chín muộn hơn. Năm nay, gia đình chị mới bán khoảng 10 tấn cam chanh, còn hơn 20 tấn cam giòn và cam chanh đang chờ vào vụ tết.

Cam chín vàng trên những vườn đồi Thượng Lộc

Chị Dương Thị Mai phấn khởi: “Để có sản phẩm sạch, chúng tôi chủ yếu sử dụng phân bón vi sinh, phân chuồng, diệt côn trùng theo hướng sinh học. Năm 2018, cam của gia đình được chứng nhận sản phẩm VietGAP, năm 2020 được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Nhờ xây dựng được thương hiệu nên chúng tôi có thị trường tiêu thụ ổn định với mức giá cao. Hiện nay, giá bán tại vườn cam chanh từ 25.000 – 35.000 đồng/kg, cam giòn trên 40.000 đồng/kg và giá cam vụ tết hứa hẹn sẽ còn cao hơn nữa”.

Cam chín vàng trên những vườn đồi Thượng Lộc

Cam giòn là đặc sản riêng có của vùng đất Thượng Lộc. Hiện nay, người dân đang có xu hướng phát triển cam giòn bằng cách thay thế dần những cây cam chanh kém chất lượng. Không chỉ tỉ mẩn khâu chăm sóc, sản xuất theo hướng tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm mà trong khâu thu hoạch, sơ chế trước khi xuất ra thị trường cũng được các chủ cơ sở đặc biệt quan tâm.

Cam chín vàng trên những vườn đồi Thượng Lộc

Anh Lê Xuân Hòa – đại diện HTX Trà Sơn cho hay: “Cam sau khi thu hái về được rửa sạch bằng hệ thống sục khí. 100% sản phẩm đều được dán nhãn trước khi xuất ra thị trường giúp khách hàng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Cam giòn Xuân Hòa đang được người tiêu dùng “săn đón” với mức giá ổn định 70.000 đồng/kg”.

Cam chín vàng trên những vườn đồi Thượng Lộc

Không chỉ mua quả, hiện nay, một số khách hàng đã đến tận các nhà vườn “ngắm chọn” những cây cam giòn có thế đẹp, quả sai, đặt cọc tiền để “rước” về nhà chưng diện trong những ngày tết cổ truyền sắp tới.

Cam chín vàng trên những vườn đồi Thượng Lộc

Kinh tế vườn đồi với sản phẩm cam chanh, cam giòn đặc trưng là thế mạnh của xã Thượng Lộc. Ông Nguyễn Xuân Diệu – Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc thông tin: “Hiện nay, toàn xã có 260 ha cam, trong đó có 80 ha cam giòn. Sản lượng cam năm nay khoảng 2.300 tấn, trị giá gần 70 tỷ đồng. Điều phấn khởi là đặc sản cam giòn Thượng Lộc mặc dù giá cao (dao động từ 40 – 70 ngàn đồng/kg) song luôn được người tiêu dùng “săn đón”. Để nâng cao chất lượng quả cam, chính quyền địa phương tập trung theo dõi sát sao, chỉ đạo các hộ chăm sóc theo hướng khoa học kỹ thuật gắn với xây dựng thương hiệu OCOP”.

Cam chín vàng trên những vườn đồi Thượng Lộc

Những ngày cuối năm, về với vùng đất Thượng Lộc, bạn sẽ được ngắm những đồi cam chín mọng. Thức quà của thiên nhiên ban tặng đã giúp người dân vùng trà sơn Can Lộc từng gian khó nay đã vươn lên làm giàu.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.