Cẩm Xuyên ra quân sản xuất lúa hữu cơ vụ xuân 2024

(Baohatinh.vn) - Vụ xuân năm 2024, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) sản xuất trên 9.500 ha lúa các loại, trong đó có 85 ha lúa hữu cơ sản xuất theo hình thức liên kết với doanh nghiệp tại địa bàn 6 xã.

Sáng 13/1, UBND huyện Cẩm Xuyên tổ chức lễ ra quân sản xuất lúa hữu cơ vụ xuân 2024 tại thôn Bình Quang, xã Cẩm Bình.

Cẩm Xuyên ra quân sản xuất lúa hữu cơ tại xã Cẩm Bình.

Theo đề án sản xuất vụ xuân 2024, toàn huyện Cẩm Xuyên đặt mục tiêu gieo cấy 9.560,1 ha lúa các loại, năng suất lúa dự kiến 60 tạ/ha, sản lượng lúa ước đạt 57.315,5 tấn.

Cẩm Xuyên ra quân sản xuất lúa hữu cơ vụ xuân 2024

Cánh đồng sản xuất lúa hữu cơ tại thôn Bình Quang

Xác định vụ lúa xuân là vụ mùa quan trọng nhất trong năm nên huyện Cẩm Xuyên tập trung chỉ đạo quyết liệt và phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị, phấn đấu đạt vượt diện tích, năng suất, sản lượng đề ra. Tăng cường áp dụng các quy trình sản xuất an toàn (VietGAP, hữu cơ...), chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để từng bước xây dựng thương hiệu gạo Cẩm Xuyên, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhằm nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích.

Vụ mùa này, Cẩm Xuyên không cơ cấu 1 giống quá 35% diện tích gieo cấy. Định hướng cơ cấu nhóm giống gồm: các giống đại trà sản xuất nhiều năm, ổn định về năng suất dùng để làm hàng hóa, chế biến bún bánh (N98, Khang dân, Xuân Mai 12); nhóm giống có năng suất cao, chất lượng (Bắc Thịnh, VNR10, BT09, Hana số 7, ADI 168...); nhóm giống đặc thù sản xuất tập trung liên kết với doanh nghiệp xây dựng thương hiệu gạo Cẩm Xuyên (ST25, JO2, RVT, BQ).

Cẩm Xuyên ra quân sản xuất lúa hữu cơ vụ xuân 2024

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên chỉ đạo tại lễ ra quân sản xuất lúa hữu cơ vụ xuân 2024.

Vụ sản xuất này, huyện Cẩm Xuyên mở rộng diện tích sản xuất lúa theo hướng hữu cơ sử dụng công nghệ máy cấy, mạ khay liên kết theo chuỗi với doanh nghiệp. Chuỗi liên kết được triển khai tại thị trấn Cẩm Xuyên và 5 xã: Cẩm Bình, Yên Hòa, Nam Phúc Thăng, Cẩm Quang và Cẩm Thành với quy mô 85 ha.

Huyện tích hợp sản xuất hữu cơ với sản xuất đa giá trị để nâng cao hiệu quả kinh tế ở các vùng có điều kiện thuận lợi. Ngân sách huyện hỗ trợ một phần chi phí thuê mạ khay máy cấy, phân hữu cơ vi sinh, chế phẩm sinh học để thực hiện.

Cẩm Xuyên ra quân sản xuất lúa hữu cơ vụ xuân 2024

85 ha lúa hữu cơ tại huyện Cẩm Xuyên áp dụng công nghệ mạ khay máy cấy của Nhật Bản.

Được biết, với 85 ha lúa hữu cơ tại 6 xã, thị trấn sản xuất theo chuỗi giá trị, doanh nghiệp liên kết sẽ cung ứng đầu vào sản xuất và bao tiêu sản phẩm vào cuối vụ.

Cụ thể: Công ty CP Hòa Lạc IEC cung ứng mạ, máy cấy (áp dụng công nghệ mạ khay máy cấy của Nhật Bản) cho các hộ sản xuất theo hình thức chậm trả. Đây là tiền để mở rộng quy mô sản xuất lúa hữu cơ theo hình thức liên kết, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên trong những mùa vụ tiếp theo.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.