Sự vắng mặt của các chất xúc tác vào cuối tuần khiến các nhà đầu tư chờ đợi những gợi ý từ các nhà ngân hàng trung ương về các đường lối chính sách cho một số nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chủ tịch Fed Francisco John Williams sẽ có bài phát biểu tại Sydney hôm thứ Hai. Sau đó, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi sẽ đưa ra một số nhận xét ở Bồ Đào Nha trước khi Chủ tịch Fed Janet Yellen xuất hiện tại London vào thứ Ba.
Các thị trường tuần qua bị sụt giảm do sự sụt giảm của giá dầu, trong khi chứng khoán, đồng đôla và trái phiếu Kho bạc đều không có nhiều tiến bộ. Chứng khoán toàn cầu vẫn duy trì sát mức đỉnh của mọi thời đại, với chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index có thể có mức giảm hàng quý tiếp theo lần đầu tiên trong 3 năm do các nhà đầu tư lo ngại về triển vọng lạm phát. Với việc Thống đốc ngân hàng trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda sẽ phát biểu tại một Diễn đàn của ECB trong tuần này, các nhà lãnh đạo các ngân hàng trung ương chủ chốt của thế giới sẽ có cơ hội thảo luận bằng cách đưa ra nhiều gợi ý về chính sách trong tương lai.
Những dữ liệu kinh tế cũng có thể thúc đẩy thị trường tài chính, với các báo cáo chính về lạm phát, việc làm, sản xuất và nhà ở từ Trung Quốc tới thị trường Mỹ. Các thị trường Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore và Bangladesh đóng cửa nghỉ lễ thứ hai.
Những sự kiện đáng chú ý sắp tới: - Theo Bloomberg Intelligence, dữ liệu chi tiêu của Mỹ trong tuần này có thể cho thấy chi tiêu tiêu dùng chỉ hồi phục vừa phải và sự giảm tốc của lạm phát đang tiếp diễn – cả hai điều đó sẽ khiến các nhà ngân hàng trung ương cảm thấy không cần phải vội vã (thắt chặt tiền tệ). Số liệu về đơn đặt hàng lâu bền tại Mỹ được công bố hôm nay dự kiến sẽ giảm 0,6% do sự không rõ ràng về chính sách cải cách thuế và thương mại khiến hoạt động mua bán giảm. - Chỉ số PMI của Trung Quốc có thể giảm trong tháng 6 sau khi bất ngờ không thay đổi trong tháng 5, phản ánh các đề xuất của chính phủ nhằm cắt giảm công suất dư thừa và đòn bẩy. Cụ thể, chỉ số PMI của Trung Quốc được dựa báo sẽ giảm xuống 51 điểm trong tháng 6 từ 51,2 điểm của tháng 5. - Cũng trong tuần này: Số liệu về lạm phát, sản lượng sản xuất, thất nghiệp, tiêu dùng gia đình và xây dựng nhà ở mới tại Nhật cũng sẽ được công bố.
Một số diễn biến chính trên thị trường:
Hàng hóa: - Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 1% lên 43,44 USD/thùng vào lúc 12h02 ở Tokyo. Giá dầu WTI kỳ hạn đã tăng 2,2% trong 3 phiên gần đây, sau khi giảm hơn 20% kể từ mức cao hồi tháng 2. - Giá vàng giảm 0.1% xuống còn 1.255,47 USD/oz sau khi đã tăng trong 3 ngày trước đó.
Cổ phiếu: - Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng 0,3%. Cổ phiếu của Công ty TNHH Precision Hon Hai đã tăng 5,8% và Samsung Electronics tăng 1,2% - dẫn đầu trong số các cổ phiếu công nghệ. - Chỉ số Topix của Nhật Bản tăng 0,1%; chỉ số S&P/ASX 200 của Úc tăng dưới 0,1%; chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,4%. - Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,4% và chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,7%; chỉ số Shanghai Composite tăng 0,5% trong khi chỉ số Taiex của Đài Loan tăng 0,9%. - Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 ít thay đổi. Chỉ số cơ bản tăng 0,2% trong tuần trước nhờ sự phục hồi của nhóm cổ phiếu công nghệ.
Tiền tệ: - Đồng yên ít thay đổi ở mức 111,28 JPY/USD. Đồng nội tệ của Nhật đã tăng lên trong 4 ngày liên tiếp, song mỗi phiên chỉ tăng chưa tới 0,1%. - Đồng bảng Anh tăng 0,3% lên 1,2751 USD, nới rộng mức tăng trong 4 ngày qua lên 1%. Đồng euro giữ nguyên ở mức 1,1196 USD. - Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index ít thay đổi sau 3 ngày giảm điểm. Đồng won Hàn Quốc tăng 0,4%, tăng lên phiên thứ 3 liên tiếp.
Trái phiếu: - Lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 1 điểm cơ bản lên 2,15%. -Lợi suất trái phiếu chính phủ Úc có cùng kỳ hạn ổn định ở mức 2,37%.