Trưởng Ban VH-XH Đoàn Đình Anh - Trưởng đoàn giám sát: Cẩm Xuyên cần làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương mới về giáo dục, các mô hình dạy học mới, nhất là mô hình VNEN; tiếp tục bố trí, huy động nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị; quan tâm sắp xếp, điều chuyển đội ngũ nhà giáo...
So với năm 2011, Cẩm Xuyên đã giảm 8 cơ sở giáo dục và hiện đang có 17 trường THCS, 27 trường mầm non, 27 trường tiểu học, 5 trường THPT, 1 trung tâm hướng nghiệp - dạy nghề - GDTX.
Trưởng phòng GD&ĐT huyện Cẩm Xuyên Đặng Quốc Hiền thông tin, giải trình một số nội dung đoàn giám sát yêu cầu.
Ở bậc học mầm non đạt 75,5%, tất cả đều phổ cập giáo dục, có 15 trường đạt chuẩn quốc gia. Ở bậc tiểu học, 100% trẻ 6 tuổi được vào lớp 1, không có trẻ bỏ học giữa chừng, có 20 trường đạt chuẩn, có 1 trường không tổ chức dạy học buổi chiều, tất cả học sinh từ lớp 3 - 5 được học tiếng Anh. Ở cấp học THCS, 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học được vào lớp 6, tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt trên 98%, gần 7,5% học sinh đạt loại giỏi, loại yếu kém 6,27%...
Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên - Nguyễn Thị Bảo Ngọc: Trường học ở Cẩm Xuyên mất chuẩn là do sáp nhập vì tiềm lực có hạn nên việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị không đáp ứng yêu cầu. Còn về chất lượng giáo viên, đây đang là vấn đề trăn trở, đáng lo ngại, nhất là giáo viên ngoại ngữ.
Cùng với công tác hướng nghiệp, dạy nghề và giáo dục thường xuyên được quan tâm hơn thì việc thực hiện Nghị quyết 20 của HĐND tỉnh cũng giúp Cẩm Xuyên tăng cường công tác quản lý giáo dục, kiểm soát thu chi, quản lý dạy thêm học thêm, thực hiện công tác xã hội hóa được 214 tỷ đồng, huy động các nguồn lực để hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học...
Phó giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Thị Hải Lý: Mặc dù dạy học theo mô hình VNEN đã giúp các cháu biết và có nhiều kỹ năng hơn nhưng phụ huynh vẫn không yên tâm và điều này là hoàn toàn chính đáng.
Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị quyết 20 ở Cẩm Xuyên cũng cho thấy, nhiều vấn đề còn tồn tại, bất cập như: số lượng trường đạt chuẩn quốc gia tụt so với khi thực hiện nghị quyết và tỷ lệ đạt thấp; chưa tổ chức được dạy học buổi 2 ở cấp THCS; chất lượng giáo viên còn hạn chế; tỷ lệ giáo viên tiểu học chưa đảm bảo để dạy 2 buổi/ngày; phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học nghề chỉ đạt 7,76%; sau sáp nhập còn nhiều trường vẫn tồn tại phân hiệu, cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học chưa đạt yêu cầu; cả giáo viên và học sinh đều quen với hình thức tổ chức dạy học truyền thống nên lúng túng, bỡ ngỡ khi triển khai mô hình trường học mới...
Tại buổi làm việc, bên cạnh lắng nghe kiến nghị, đề xuất, các thành viên trong Đoàn giám sát cũng tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề như: nguyên nhân tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia thấp, kế hoạch những năm tới; giải pháp để tăng từ tỷ lệ học sinh THCS tham gia học buổi 2 từ 0% như hiện nay lên 42% vào những năm tới; công tác thông tin, tuyên truyền, đánh giá, tổng kết việc triển khai mô hình dạy học VNEN; công tác điều chuyển, bố trí giáo viên; số liệu chi thường xuyên của các trường đang thấp hơn mức UBND huyện báo cáo; có thông tin phản ánh vẫn còn tình trạng dạy thêm, học thêm tại nhà; ngân sách nhà nước hỗ trợ các trường sau sáp nhập...