Núi Hồng - Sông La

“Chat” với biên kịch Huyền Lê

Thiên Vỹ: Xin chào Huyền Lê - nhà biên kịch trẻ đang rất “ăn khách” hiện nay. Có vẻ như chị sinh ra là để viết kịch bản?

Biên kịch Huyền Lê: Tôi nghĩ, nghề nghiệp cũng là mối lương duyên của mỗi người. Dù yêu thích phim ảnh từ nhỏ nhưng sinh ra và lớn lên ở nông thôn, không có nhiều cơ hội để tiếp xúc với nghệ thuật nên tôi chưa từng nghĩ về công việc biên kịch. Sau khi tốt nghiệp Khoa Viết văn Nguyễn Du (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) vào năm 2009 và trải qua một vài công việc, năm 2010, tôi ứng tuyển và được nhận vào làm tại một công ty truyền thông. Trong một lần được chỉ định “chữa cháy” cho series sitcom (hài kịch tình huống) “Camera công sở” vốn đã lên kế hoạch sản xuất của công ty, tôi đã chạm tay vào “địa hạt” của nghề biên kịch.

“Chat” với biên kịch Huyền LêHuyền Lê trong lễ ra mắt một bộ phim do cô viết kịch bản.

“Camera công sở” phát sóng trên VTV3 vào những buổi trưa, được khán giả nhiệt tình đón nhận. Cũng từ đó, tôi bắt đầu viết các kịch bản phim tiếp theo. Sau hơn 10 năm gắn bó với nghề biên kịch, tôi đã viết được hơn 10 bộ phim truyền hình dài tập và hàng chục series sitcom khác.

Thiên Vỹ: Rất nhiều bộ phim do chị viết kịch bản đã “gây sốt” với khán giả, liệu có phải đó là hiệu quả của sự “cập nhật” kịp thời các xu hướng của thời đại?

Biên kịch Huyền Lê: Tôi khá may mắn khi một số phim do mình viết kịch bản được khán giả yêu thích. Tuy nhiên, không chỉ những bộ phim tôi viết mà rất nhiều bộ phim của VTV sản xuất, phát sóng gần đây cũng được khán giả nhiệt tình đón nhận. Tôi nghĩ, đó là sự hội tụ của nhiều yếu tố.

Từ diễn viên, đạo diễn đến tác giả kịch bản phải thật sự “tương tác” tốt với nhau, bổ trợ cho nhau. Để hấp dẫn rồi giữ khán giả trong thời đại công nghệ số hiện nay, ngoài việc nội dung phim phải gần gũi với cuộc sống, lời thoại phim bắt kịp sự phát triển về nhu cầu, văn hóa thưởng thức của đông đảo khán giả, tôi cũng chú ý xây dựng ngôn ngữ nhân vật.

“Chat” với biên kịch Huyền Lê

Biên kịch Huyền Lê (thứ hai từ trái sang) cùng ê kip phim “Hãy nói lời yêu” trong lễ ra mắt.

Đã có nhiều bộ phim gây được sự chú ý chỉ bằng một câu nói “tạo trend” (tạo xu hướng - P.V.) của nhân vật. Tôi cho đó là cách làm hiệu quả.

Thêm một yếu tố tạo nên thành công của các bộ phim hiện nay là sự “cập nhật” kịp thời các xu thế về công nghệ sản xuất phim ở các nước có nền công nghiệp phim ảnh phát triển của VTV.

Điển hình như việc vừa quay, vừa phát sóng, không chỉ đẩy nhanh tiến độ sản xuất mà còn giúp phim có sự tương tác với khán giả. Từ những ý kiến phản hồi của khán giả, biên kịch có cơ hội điều chỉnh, phát triển kịch bản phù hợp với tâm lý chung, tạo nên sự khách quan, đại chúng cho tác phẩm.

Công nghệ số và mạng xã hội cũng là cách phim được quảng bá rộng rãi đến công chúng, khán giả có thể xem phim bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ nơi đâu mà không cần ngồi trước màn hình tivi đúng giờ phát sóng.

“Chat” với biên kịch Huyền Lê

Hòa mình vào thiên nhiên là cách giúp biên kịch Huyền Lê tìm cảm hứng trong công việc sáng tác kịch bản phim.

Tôi nghĩ, đó là những lý do giúp biên kịch như tôi nói riêng và ê-kíp làm phim nói chung tạo ra những bộ phim được khán giả yêu thích trên sóng VTV.

Thiên Vỹ: Ngoài những bộ phim đề tài về thành thị, khán giả cũng rất ấn tượng với câu chuyện nông thôn trong những bộ phim của chị. Riêng tư một chút, liệu chị có dành cho quê nhà Hà Tĩnh sự ưu ái nào trong các tác phẩm?

Biên kịch Huyền Lê: Ồ! Câu hỏi của anh đã chạm vào mạch nguồn sâu kín trong tôi. Dù tôi ở đâu, đã đi qua bao nhiêu phố phường, bao nhiêu miền quê, đã thu nhận vào mình bao nhiêu hình ảnh, bao nhiêu câu chuyện đẹp đẽ, sống động thì Hà Tĩnh vẫn luôn là niềm nhớ thương và tự hào của tôi. Tôi cảm thấy may mắn khi được sinh ra và lớn lên trên miền quê vất vả mà sâu nặng nghĩa tình, giàu truyền thống văn hóa.

“Chat” với biên kịch Huyền Lê

Biên kịch Huyền Lê và mẹ cô chụp trong đám cưới em trai ở Lộc Hà năm 2019.

Bạn có thể thấy trong các tác phẩm của tôi có hình ảnh của miền quê Hà Tĩnh. Chính những vùng quê, những câu chuyện mà tôi lượm lặt được trong các thôn xóm, những danh nhân, anh hùng thời đại và vẻ đẹp của non nước quê hương là dòng mạch âm thầm chảy trong ngòi bút của tôi.

“Chat” với biên kịch Huyền Lê

Tôi có một gia đình nghèo, một tuổi thơ lam lũ khi bố mất sớm, một mình mẹ nuôi 5 chị em ăn học. Tôi có một miền quê luôn bao bọc, chở che cho mình. Bởi vậy, tôi có quyết tâm, hoài bão, có động lực, nỗ lực để vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Đó cũng chính là điều mà tôi luôn muốn gửi gắm trong các nhân vật của mình.

Chẳng hạn, khi viết bộ “Cô gái nhà người ta”, tôi nghĩ đến những câu chuyện lập nghiệp của thanh niên Hà Tĩnh. Họ sinh ra từ những làng quê nghèo, sau khi ra thành phố học tập, mang khát khao trở về xây dựng quê hương. Dù đối diện với những khó khăn, vất vả nhưng họ vẫn luôn kiên trì, chịu khó, cố gắng để vươn lên.

“Chat” với biên kịch Huyền Lê

Poster phim “Mùa hoa tìm lại”, một bộ phim có đề tài nông thôn gây sốt trên VTV năm 2021 do biên kịch Huyền Lê viết kịch bản.

Hay có một cảnh trong phim “Mùa hoa tìm lại” về việc một người nông dân chăn nuôi vịt đàn, sau một đêm dịch bệnh bị mất trắng tài sản là câu chuyện cảm hứng từ vụ việc có thật xảy ra ở làng tôi nhiều năm trước. Những câu chuyện đó có thể có ở nhiều nơi nhưng nếu như đó là sự thu nhận từ quê hương Hà Tĩnh thì vẫn cho tôi nhiều cảm xúc hơn để có thể viết hay và nhanh hơn.

Thiên Vỹ: Xin cảm ơn biên kịch Huyền Lê! Chúc chị năm mới an khang, thịnh vượng và thành công hơn nữa với những dự án mới trong năm 2022!

Trình bày: Công Ngọc

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề LỄ HỘI XUÂN QUÝ MÃO 2023

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.