Chè vằng - hướng phát triển kinh tế mới của nông dân Kỳ Hoa

(Baohatinh.vn) - Việc phát triển trồng cây chè vằng nguyên liệu mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho bà con nông dân miền núi ở xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh).

Video: Ông Đặng Văn Bốn và bà Đào Thị Huệ chia sẻ về trồng chè vằng

Năm 2021, Trung tâm Ứng dụng KHCN& Bảo vệ cây trồng vật nuôi thị xã Kỳ Anh, Hội Nông dân thị xã phối hợp với xã Kỳ Hoa triển khai trồng thí điểm cây chè vằng với diện tích 5.000 m2 tại 10 hộ dân ở thôn Hoa Tiến. Trên cơ sở đó, năm 2022, xã Kỳ Hoa đã thành lập tổ hợp tác trồng cây dược liệu để cùng giúp nhau sản xuất, phát triển bền vững.

Qua 2 năm triển khai trồng thử nghiệm, đến nay mô hình chè vằng của tổ hợp tác đã nhân rộng được 1,5 ha với 12 hộ tham gia trồng, bước đầu cho thu hoạch và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

Chè vằng - hướng phát triển kinh tế mới của nông dân Kỳ Hoa

Giống cây chè vằng được các hộ dân tự ươm trồng.

Ông Đặng Văn Bốn (thôn Hoa Tiến, xã Kỳ Hoa) cho hay: “Khi bắt đầu triển khai thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật, nhưng sau hơn 2 năm trồng và chăm sóc theo đúng quy trình, 4 sào chè vằng đã bắt đầu cho thu nhập.

Hiện nay, chè vằng được thương lái thu mua với giá 20.000 đồng/kg tươi; đặc biệt giá trị thành phẩm đã qua chế biến rất cao từ 2 - 3 triệu đồng/kg nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài việc bán chè vằng tươi, gia đình tôi còn bán cây giống và cao chè vằng. So với với nhiều cây nông nghiệp tôi trồng trước đây, chè vằng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều”.

Chè vằng - hướng phát triển kinh tế mới của nông dân Kỳ Hoa

Ông Đặng Văn Bốn chia sẻ về quá trình phát triển vườn ươm cây giống chè vằng.

Bà Đào Thị Huệ - Bí thư Chi bộ thôn Hoa Tiến phấn khởi cho biết: “Trồng chè vằng không chỉ bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế mà còn giúp thôn xoá bỏ được nhiều vườn tạp, vùng đất khó canh tác, nâng cao các tiêu chí xây dựng NTM.

Với mô hình này, khoảng sau hơn một năm trồng thì bắt đầu cho thu hoạch, mỗi năm 2 đợt, năng suất từ 1-1,5 tấn/sào/năm. Với giá bán khoảng 20.000 đồng/kg, tính ra mỗi sào có thể mang lại thu nhập khoảng 40-45 triệu/sào/năm".

Chè vằng - hướng phát triển kinh tế mới của nông dân Kỳ Hoa

Sau 2 năm từ diện tích 5.000m2 nay mô hình chè vằng ở thôn Hoa Tiến đã nhân rộng lên được 1,5ha.

Theo nhiều người dân, chè vằng là một trong những loài cây dược liệu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, từ trước đến nay cây được khai thác chủ yếu dựa vào nguồn tự nhiên sẵn có. Người dân khai thác chè vằng chưa có ý thức để cây tái sinh nên đã làm cạn kiệt nguyên liệu, trong khi đó nhu cầu thân lá cây chè vằng để nấu cao, chế biến các sản phẩm từ chè vằng ngày càng tăng.

“Mô hình trồng chè vằng ở thôn Hoa Tiến nhằm cung cấp nguyên liệu ổn định cho sản xuất cao chè vằng, xoá bỏ vườn tạp, chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân...”, ông Nguyễn Mạnh Tấn - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Hoa, chia sẻ.

Chè vằng - hướng phát triển kinh tế mới của nông dân Kỳ Hoa

Cây chè vằng được nhiều hộ dân thôn Hoa Tiến trồng lên các hàng rào để vừa tiết kiệm diện tích vừa tạo cảnh quan xây dựng NTM.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Hoa - Nguyễn Mạnh Tấn, cây chè vằng rất hợp với thỗ nhưỡng của thôn Hoa Tiến. Việc trồng và chăm sóc cũng không quá khó nhưng lại mang hiệu quả kinh tế, vì vậy ngày càng có nhiều hộ tham gia trồng. Cùng với việc định hướng xây dựng các sản phẩm dược liệu, thời gian tới Kỳ Hoa đặt mục tiêu xây dựng sản phẩm cao chè vằng trở thành sản phẩm OCOP dược liệu của xã…

Qua quá trình triển khai, cây dược liệu chè vằng ở thôn Hoa Tiến bước đầu đã thu lại những kết quả tích cực, mở ra hướng mới phát triển kinh tế cho người dân tại đây. Thời gian tới, thị xã sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình để phát triển nơi đây thành vùng chuyên canh về cây dược liệu của địa phương; xây dựng sản phẩm OCOP về cây dược liệu...

Bà Nguyễn Thị Hường
Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi TX Kỳ Anh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.
Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Chống hạn sớm cho cây chè

Chống hạn sớm cho cây chè

Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.