Luật Bảo hiểm y tế được Quốc hội thông qua chiều 27/11. Theo đó, người đóng BHYT khi mắc bệnh hiếm, hiểm nghèo, cần phẫu thuật hoặc kỹ thuật cao có thể đến bệnh viện không phải nơi đăng ký ban đầu vẫn được thanh toán 100%.
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế được Quốc hội thông qua chiều 27/11 và hiệu lực từ 1/7/2025, danh mục bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao sẽ được Bộ trưởng Y tế ban hành.
Mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) 100% cũng được áp dụng với người đi cấp cứu tại tất cả cơ sở y tế; người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, xã đảo, huyện đảo khi khám, chữa bệnh nội trú tại cơ sở y tế cấp chuyên sâu; người khám, chữa bệnh tại cơ sở cấp ban đầu; khám, chữa bệnh nội trú tại cơ sở cấp cơ bản; khám chữa tại cơ sở cấp cơ bản, cấp chuyên sâu mà trước 1/1/2025 được xác định là tuyến huyện.
Theo Thường vụ Quốc hội, Luật xây dựng mức hưởng BHYT trên cơ sở xóa bỏ "địa giới hành chính" trong khám, chữa bệnh; giữ ổn định mức hưởng và mở rộng với một số trường hợp nhằm tạo thuận lợi cho người dân. Luật quy định việc chuyển cơ sở khám chữa bệnh được thực hiện theo yêu cầu chuyên môn và khả năng đáp ứng của cơ sở y tế.
Luật cũng mở rộng phạm vi hưởng BHYT với hình thức khám, chữa bệnh từ xa, hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa; y học gia đình, khám bệnh, chữa bệnh tại nhà.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 27/11. Ảnh: Media Quốc hội
Luật mới cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc liên kết giữa các cơ sở y tế. Nếu bệnh viện này không có đủ thuốc, thiết bị y tế, thì có thể tiếp nhận từ bệnh viện khác về để đảm bảo quá trình điều trị của người bệnh không bị gián đoạn. Chi phí này sẽ được Bảo hiểm y tế chi trả. Chính phủ được giao quy định chi tiết nội dung này.
Ngoài ra, Luật cũng bổ sung trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc rà soát, cập nhật thường xuyên phác đồ điều trị để bảo đảm thuận tiện trong khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán BHYT; khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý; liên thông và sử dụng kết quả cận lâm sàng liên thông giữa các cơ sở khám, chữa bệnh.
Trong đợt cao điểm này, Hà Tĩnh kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm.
Theo đề xuất của ngành Y tế Hà Tĩnh, việc thành lập hệ thống cấp cứu ngoại viện sẽ gắn liền với các bệnh viện/trung tâm y tế và trung tâm điều hành đặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Vinmec Times City đã giúp một phụ nữ hiếm muộn đón con đầu lòng sau nhiều năm mong mỏi và 3 lần chuyển phôi thất bại. “Mục tiêu của Vinmec không chỉ là giúp các cặp vợ chồng mang thai, mà còn phải đưa em bé IVF khỏe mạnh về nhà”, TS.BS Tô Minh Hương, người trực tiếp điều trị ca IVF khó, chia sẻ.
Sở Y tế Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, cấp cứu, cách ly, điều trị trong tình huống gia tăng các trường hợp nghi mắc sởi.
Khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh không lây nhiễm ngay tại tuyến y tế cơ sở ở Hà Tĩnh giúp người bệnh giảm nguy cơ biến chứng, tiết kiệm chi phí điều trị, nâng cao chất lượng dân số.
Không chỉ là một cán bộ quản lý giỏi, chị Cao Thị Chiến còn là tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo của ngành Dược Hà Tĩnh.
Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Về tổ chức phân luồng sàng lọc, thu dung, cách ly, điều trị bệnh sởi, Bộ Y tế yêu cầu tổ chức phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...
Thủ tướng yêu cầu ngay trong năm nay, ngành y tế phải đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở. Đẩy mạnh số hóa dữ liệu, hồ sơ trong ngành y tế, nhất là hồ sơ sức khỏe suốt đời của người dân.
Lực lượng chức năng Hà Tĩnh đã kiểm tra 3.324 cơ sở, phát hiện và xử phạt hành chính 86 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm với số tiền gần 112 triệu đồng.
Sau gần 3 năm đi vào hoạt động, Phòng khám Đa khoa Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh đã khẳng định được chất lượng trong việc khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.
Theo bác sỹ Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh, việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp chữa khỏi bệnh lao hoàn toàn, đồng thời ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng.
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý dạ dày. Việt Nam nằm trong nhóm những nước có tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP cao.
Hội thảo là cơ hội để các bác sỹ ở Hà Tĩnh học tập, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với các chuyên gia đầu ngành, nhằm góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh về tiêu hóa.
Ngày 21/3, Tập đoàn Vingroup công bố tài trợ 1.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ triển khai Đề án Cấp cứu ngoại viện cấp quốc gia, giai đoạn 2025 – 2030; ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) triển khai thí điểm với 4 địa phương là Hải Phòng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa và Kiên Giang.
Sởi là bệnh lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó, tiêm vắc-xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.
Với sự vào cuộc của hệ thống y tế cơ sở và sự phối hợp của các cơ sở giáo dục, Hà Tĩnh đã hoàn thành chiến dịch tiêm vắc-xin phòng sởi cho trẻ em theo chỉ đạo của Chính phủ.
UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu Sở Y tế hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi các đơn vị, địa phương trong tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi năm 2025, báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 5/4/2025.
Việc hợp tác với Tổ chức Côtes-d’Armor (Cộng hòa Pháp) sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh làm chủ các kỹ thuật chuyên sâu trên các lĩnh vực để nâng cao năng lực điều trị.
Bệnh sởi tại Việt Nam trong thời gian tới có nguy cơ tiếp tục gia tăng, vẫn cần hết sức thận trọng với nguy cơ bùng phát, dự kiến, số ca sốt phát ban nghi sởi sẽ tiếp tục được ghi nhận.
Công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên hiện được Chi cục Dân số Hà Tĩnh đặc biệt chú trọng nhằm đảm bảo chất lượng dân số, nguồn nhân lực và tương lai giống nòi.