Chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong thoái vốn, cổ phần hóa DNNN

(Baohatinh.vn) - Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh tại cuộc họp Ban chỉ đạo Đổi mới, quản lý và phát triển doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, diễn ra chiều 14/3.

chong tieu cuc loi ich nhom trong thoai von co phan hoa dnnn

Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh: Các thành viên BCĐ tăng cường kiểm tra, kiểm soát, chủ động quan tâm hơn nữa để giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn

Theo báo cáo của Sở KH&ĐT, trên địa bàn hiện có 6 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước (DNNN), gồm: Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Chúc A, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Hà Tĩnh.

Riêng Công ty TNHH MTV Đăng kiểm phương tiện giao thông vận tải Hà Tĩnh đang thực hiện cổ phần hóa, hiện đã thực hiện xong phần xác định giá trị doanh nghiệp, đơn vị tư vấn đang xây dựng phương án bán cổ phần lần đầu ra bên ngoài để trình ỦBND tỉnh phê duyệt.

chong tieu cuc loi ich nhom trong thoai von co phan hoa dnnn

Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Tú Anh trình bày báo cáo về tình hình đổi mới, sắp xếp DNNN ở Hà Tĩnh thời gian qua.

Thực hiện nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới DNNN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định, kế hoạch, chỉ thị để triển khai kịp thời. Theo đó, giai đoạn 2011-2016, Hà Tĩnh có 4 đơn vị DNNN thực hiện xong cổ phần hóa DNNN (đạt 100% kế hoạch) gồm: Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, Công ty CP Cấp nước, Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà tĩnh, Công ty CP Môi trường đô thị Hồng Lĩnh.

Theo đánh giá, các doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa đều hoạt động cầm chừng theo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao; doanh thu, thu nhập bình quân người lao động, nghĩa vụ đối với nhà nước thấp. Song, sau khi cổ phần hóa, các doanh nghiệp hoạt động cơ bản có hiệu quả hơn, doanh thu, thu nhập người lao động cao hơn trước.

Hiện có 5 doanh nghiệp thuộc diện thoái vốn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; lộ trình thoái vốn giai đoạn 2016-2020 đã được UBND tỉnh gửi Bộ KH&ĐT. Theo đó, đối với Công ty CP Cấp nước: Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ; Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh, Công ty CP Môi trường đô thị Hồng Lĩnh: Nhà nước nắm giữ từ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ; Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh - CTCP: Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên; Công ty CP Quản lý và Xây dựng công trình giao thông Hà Tĩnh: Nhà nước không nắm giữ vốn điều lệ.

Ngoài ra, có 3 doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa, thuộc đối tượng phải đăng ký giao dịch và niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định.

chong tieu cuc loi ich nhom trong thoai von co phan hoa dnnn

Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Tĩnh: “Sau cổ phần hóa, công ty hoạt động khá ổn định. Tuy nhiên, hiện nay khó nhất là bán cổ phần do giá trị tài sản lớn nên không thu hút được nhà đầu tư…”

Tại cuộc họp, trên cơ sở hoạt động thực tế hiện nay, đại diện lãnh đạo các công ty DNNN đã thực hiện cổ phần hóa phân tích một số khó khăn trong hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn. Theo đó, nhiệm vụ thoái vốn gặp rất nhiều khó khăn trong việc không thu hút được nhà đầu tư do các doanh nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, vay ODA, tài trợ của các tổ chức (nước sinh hoạt, xử lý rác thải), hiệu quả đầu tư thấp, giá trị tài sản cao; chưa có nhà đầu tư chiến lược tham gia nên thực tế chưa có sự thay đổi, chuyển biến trong công tác điều hành quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa; ngân sách nhà nước hạn hẹp chưa cân đối được nguồn để bù lỗ cho các doanh nghiệp công ích…

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh khẳng định, DNNN đã có nhiều đóng góp trong sự phát triển KT-XH của tỉnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, việc kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước đang bộc lộ nhiều yếu kém, cách làm chưa mới mặc dù đã tiến hành cổ phần hóa, thoái vốn; bộ máy hoạt động cồng kềnh, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, năng lực quản lý tài chính còn yếu; hoạt động sản xuất kinh doanh cầm chừng…

chong tieu cuc loi ich nhom trong thoai von co phan hoa dnnn

Với tư cách Trưởng ban chỉ đạo Đổi mới, Quản lý và phát triển doanh nghiệp tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các thành viên BCĐ tăng cường kiểm tra, kiểm soát, chủ động quan tâm hơn nữa để giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Đặc biệt, các thành viên BCĐ bám sát văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (ngày 3/3/2017) để thực hiện nội dung này.

Theo đó, Sở KH&ĐT chủ trì gắn với các sở chuyên môn rà soát lại lĩnh vực kinh doanh và sự cần thiết để đảm bảo tinh gọn; không hợp đồng thêm lao động và có sự thay đổi, điều chuyển các vị trí công việc để phát huy sự năng động, sáng tạo; tăng cường năng lực quản trị; ngoài đảm bảo nhiệm vụ chính trị, cần gắn với phát huy hiệu quả kinh tế; xem xét những doanh nghiệp có thể thoái vốn 100% để tiến hành thực hiện; chống tiêu cực và lợi ích nhóm trong thoái vốn, cổ phần hóa; báo cáo theo quý về tình hình hoạt động sản xuất của DN có vốn Nhà nước để kịp thời nắm bắt và chỉ đạo

Sở Tài chính chủ trì đánh giá lại hiệu quả của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước trong tháng 4.

Chủ đề 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.