Hồi nhỏ, tôi rất ít khi nói “cảm ơn” cho những chuyện nhỏ nhặt. Chỉ dùng tiếng “cảm ơn” khi được cho quà hoặc ai đó làm điều gì to tát cho mình.
Tiếng “cảm ơn” không mất mát gì, mà làm cho người đối diện có thiện cảm với mình
Từ ngày được đi ra nước ngoài nhiều, nghe người phương Tây cảm ơn liền miệng, dù chỉ là những chuyện hết sức nhỏ, tôi nhận ra mình càng nói "cảm ơn” thì càng tốt. Bởi tiếng “cảm ơn” không mất mát gì, mà làm cho người đối diện có thiện cảm với mình.
Tiếp xúc nhiều, đi làm trong các công ty đa quốc gia, làm việc chung với các anh chị Việt kiều, tôi thấy họ cũng có thói quen “cảm ơn” mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt, họ không ngần ngại “cảm ơn” người nhỏ tuổi hơn, hoặc chức vụ thấp hơn. Trong khi đa số người Việt mình hiếm khi cảm ơn trong những tình huống vụn vặt hằng ngày: nhờ chuyển giùm món đồ ở xa tầm tay; nhờ tiện tay lấy giùm cái gì; nhờ người nhỏ tuổi hơn hay cấp dưới rót ly nước, photocopy; được phục vụ bàn bưng ra thức ăn; được bảo vệ mở cửa chờ sẵn ở các tòa nhà sang trọng…
Tôi vẫn thường khá bức xúc với những cô gái trẻ (hoặc các chàng trai trẻ) làm việc trong những tòa nhà cao tầng. Những tòa nhà đó toàn là văn phòng của những công ty đa quốc gia, công ty lớn, công ty cung cấp dịch vụ có uy tín. Vì thế, nhân viên ở đây ắt cũng phải được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, lịch sự và có thái độ ứng xử văn minh.
Ấy thế mà họ không bao giờ đi qua cửa mà chịu khó ngó lại phía sau xem có ai đi ngay sát để đứng lại giữ cửa giùm. Họ cứ hồn nhiên đi xong thì xô cửa, ai đi sát sau lưng bị cửa kính đập vào mặt thì ráng chịu. Nếu tôi đi trước, liếc thấy sau lưng có người, tôi đứng lại giữ cửa giùm, thì y như rằng họ ào ào bước vô mà không thèm nhìn mặt người giữ cửa hộ, cũng không một lời “cảm ơn”. Cứ như việc giữ cửa là nhiệm vụ của tôi. Mà dù cho người giữ cửa là một anh bảo vệ, chúng ta cũng nên “cảm ơn” cho phải phép.
Đi thang máy, vào các giờ cao điểm thang đông, người vào trước nên biết bấm vào nút giữ cửa mở cho nhiều người bước vào. Người nào đứng gần các nút bấm cũng nên là người đứng lại giữ tay vào nút giữ cửa mở. Chờ cho mọi người ra hết thì mới buông tay ra và sẽ là người rời thang máy cuối cùng. Bất cứ ai, khi đi ngang qua người giữ nút bấm đó, cũng nên nói một tiếng “cảm ơn” vì hành động lịch sự này. Thế nhưng, nói thật chưa bao giờ tôi thấy một người Việt Nam nào chịu “cảm ơn” mà chỉ có người nước ngoài nói “thank you” và mỉm cười với người giữ cửa.
Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Cúm là bệnh truyền nhiễm thường xảy ra theo mùa, tiêm vắc - xin cúm là cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Hiện nay còn có khá nhiều quan niệm sai lầm về vắc-xin cúm.
Thời tiết mưa nhiều là một trong những nỗi ám ảnh trong việc giặt giũ hàng ngày. Hãy cùng bỏ túi mẹo giặt và phơi quần áo vào mùa mưa để nhanh khô hơn nhé!
Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Theo Đông y, thịt dê có vị ngọt nhưng không ngấy, tính ôn nhưng không táo, có tác dụng trừ hàn, bổ khí huyết... Do đó, ăn thịt dê vào mùa đông không chỉ giúp bồi bổ cơ thể mà còn có tác dụng chống lại phong hàn.
Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào là mùa lạnh. Làm sạch nhà mùa cúm sẽ giảm được nguy cơ bị “ốm vặt”, hắt hơi, sổ mũi...
Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?