Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”.

co cau lai he thong cac to chuc tin dung gan voi xu ly no xau

Ảnh minh họa

Đề án nhằm tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống; giảm số lượng tổ chức tín dụng yếu kém để có số lượng các tổ chức tín dụng phù hợp, có quy mô và uy tín, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản.

Trong đó, giải pháp chung cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 gồm: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; nâng cao năng lực tài chính, chuyển đổi mô hình kinh doanh, quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng; tăng cường đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng; các giải pháp hỗ trợ.

Tăng cường đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng Quyết định nêu rõ, cần nâng cao khả năng cảnh báo sớm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với những rủi ro tiềm ẩn mang tính hệ thống và ngăn ngừa nguy cơ vi phạm pháp luật ngành Ngân hàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Đổi mới công tác giám sát theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô trên cơ sở triển khai các công cụ, phương pháp giám sát rủi ro mới gắn liền với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Công tác giám sát phải gắn chặt với công tác thanh tra, cấp phép và ban hành chế độ, chính sách.

Đổi mới công tác thanh tra theo hướng tăng cường thanh tra toàn diện, pháp nhân tổ chức tín dụng, phù hợp với thực tiễn hoạt động của tổ chức tín dụng; kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng, tiến tới áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro theo các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Định hướng cơ cấu lại tổ chức tín dụng

Đề án đưa ra định hướng và giải pháp cơ cấu lại ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (không bao gồm các ngân hàng thương mại mua bắt buộc). Theo đó, các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đóng vai trò là lực lượng chủ lực, chủ đạo về quy mô, về thị phần, về khả năng điều tiết thị trường; đi đầu trong việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, năng lực quản trị tiên tiến, hiệu quả kinh doanh cao, an toàn trong hoạt động, chủ động hội nhập quốc tế; tích cực tham gia cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; thực hiện kinh doanh theo cơ chế thị trường và tuân thủ quy định pháp luật. Bên cạnh đó, tiếp tục chấn chỉnh, sắp xếp lại các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính và cho thuê tài chính để lành mạnh hóa, nâng cao nâng cao năng lực tài chính cả về quy mô và chất lượng, hiệu quả, bảo đảm an toàn hệ thống; hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, công khai, minh bạch, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực về quản trị và an toàn hoạt động ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật và tiệm cận với thông lệ quốc tế. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của Ngân hàng Hợp tác xã trong điều hòa vốn, kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ khoản vay của khách hàng; hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ ngân hàng, công nghệ thông tin, hỗ trợ hoạt động ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên; tham gia xử lý đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên gặp khó khăn hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động. Tiếp tục chấn chỉnh, củng cố và nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả của quỹ tín dụng nhân dân hiện có đi đôi với mở rộng vững chắc các quỹ tín dụng nhân dân mới ở khu vực nông thôn; phạm vi hoạt động chủ yếu của quỹ tín dụng nhân dân là huy động vốn và cho vay các thành viên trên địa bàn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nhằm huy động các nguồn lực tại chỗ để góp phần phát triển kinh tế địa phương, xóa đói, giảm nghèo và đẩy lùi cho vay nặng lãi; bảo đảm quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên.

Giải pháp xử lý nợ xấu

Về giải pháp xử lý nợ xấu, Đề án nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức tín dụng, VAMC và các tổ chức, cá nhân có liên quan tiếp tục triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp.

Cụ thể, tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu theo Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, các tổ chức tín dụng đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp; tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; tiếp tục cơ cấu lại nợ, hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm; thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm; kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động; hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh trong tương lai.

Khách hàng vay phải tự củng cố, chấn chỉnh hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, quản trị, tăng cường ứng dụng công nghệ và khả năng cạnh tranh; chủ động, tích cực phối hợp với tổ chức tín dụng xây dựng và triển khai các phương án cơ cấu lại nợ, tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh; chủ động phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu; tham gia tích cực vào các chương trình, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp do Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương triển khai.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, ngành và địa phương tiếp tục thực hiện giải pháp về cơ chế, chính sách tiền tệ, tín dụng và ngân hàng; đồng thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường, giảm lượng hàng tồn kho, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, kích thích đầu tư và tiêu dùng trong nước; phát triển thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng cường công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các quy định về cấp tín dụng, an toàn hoạt động và phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và đẩy mạnh công tác về quản lý, thanh tra, giám sát trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và doanh nghiệp nhà nước.

VAMC tập trung triển khai rà soát, phân loại, đánh giá lại các khách hàng vay, tài sản bảo đảm và các khoản nợ đã mua để xác định khả năng thu hồi nợ và có giải pháp xử lý phù hợp; triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp mua, bán, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường; tăng cường phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng trong việc thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, bán và xử lý nợ, tài sản bảo đảm đối với các khoản nợ xấu đã mua; hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay phục hồi sản xuất kinh doanh, hoàn thiện các dự án dở dang; tăng cường năng lực định giá, đánh giá tài sản; thường xuyên, kịp thời công khai hoạt động mua, bán và xử lý nợ xấu; phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động.

Bên cạnh đó là giải pháp về khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm; phát triển thị trường mua bán nợ; giải pháp về mua nợ xấu theo giá trị thị trường và nâng cao năng lực tài chính của VAMC; giải pháp xử lý các khoản nợ xấu liên quan đến nợ đọng xây dựng cơ bản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước trung ương, địa phương và nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước, nợ xấu cho vay theo các chương trình dự án, chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh.

Theo chinhphu.vn

Đọc thêm

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.