Có nhà máy nước sạch, người dân Kỳ Hưng vẫn phải dùng nước "bẩn"

(Baohatinh.vn) - Có nhà máy nước hoạt động trên địa bàn nhưng người dân vẫn không có nước sạch sinh hoạt. Nghịch lý này đã và đang tồn tại nhiều năm nay ở địa phương có nguồn nước hằng năm bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nặng nề - xã Kỳ Hưng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh).

Có nhà máy nước sạch, người dân Kỳ Hưng vẫn phải dùng nước “bẩn”

Mặc dù đã khoan giếng sâu bình quân 20 mét, nước sinh hoạt của các hộ dân thôn Trần Phú, xã Kỳ Hưng vẫn bị nhiễm phèn và mặn

Nằm trong vùng gần đê, thường xuyên bị ngập mặn vào mùa mưa lũ, không chỉ khó khăn về phát triển sản xuất, gia đình ông Phạm Đình Toản (thôn Trần Phú) còn phải thường xuyên đối mặt với sự bất tiện do thiếu nước sạch sinh hoạt.

Đặc biệt, sự cố triều cường gây tràn tuyến đê Hoàng Đình do cơn bão số 10 (năm 2017) đã làm toàn bộ đất vườn nhà ông Toản cũng như hàng trăm hộ dân, chủ yếu là 2 thôn Hưng Phú và Trần Phú bị nhiễm mặn nặng nề. Nguồn nước sinh hoạt, theo đó cũng không còn đảm bảo cho hơn 250 hộ với khoảng 1.200 dân của các thôn nằm sát đê sử dụng.

Để có nguồn nước sử dụng cho gia đình, ông Phạm Đình Toản và nhiều người dân ở đây đã phải thuê thợ khoan giếng lấy nước sâu hơn 20m và xây bể lọc để lọc nước, tuy nhiên nước vẫn có vị nhờ nhợ của muối và mùi hôi tanh của phèn.

Có nhà máy nước sạch, người dân Kỳ Hưng vẫn phải dùng nước “bẩn”

Hằng ngày, vợ chồng ông Toản phải sử dụng nguồn nước ăn uống và sinh hoạt không đảm bảo chất lượng do bị nhiễm mặn nặng nề

“Không còn cách gì khác nên đành phải chịu, chứ sử dụng nguồn nước từ giếng khoan này không chỉ khó chịu mà thực sự rất đáng lo về chất lượng nước. Chúng tôi già rồi, dùng riết cũng quen nhưng lo cho bọn trẻ, cứ sử dụng thường xuyên và lâu dài nguồn nước như thế này, không biết rồi sẽ ra sao” - ông Toản chán nản nói.

Có nhà máy nước sạch, người dân Kỳ Hưng vẫn phải dùng nước “bẩn”

Riêng chi phí cho cây lọc nước, hàng tháng gia đình ông Việt đã phải bỏ ra hàng trăm ngàn đồng để thay lõi lọc

Cũng tại thôn Trần Phú, do không sử dụng giếng khoan nên ngoài việc xây hệ thống bể lọc nước khá quy mô, gia đình ông Nguyễn Quốc Việt còn sắm cả cây lọc nước để có nước sạch. Mặc dù đã lọc qua hệ thống bể lọc xi măng nhưng mỗi tháng ông Việt cũng phải thay 2 - 3 lần các lõi lọc của hệ thống lọc nước tinh khiết.

“Không có nước sạch, chúng tôi sử dụng nước vừa không đảm bảo chất lượng lại vừa rất tốn kém. Chưa kể kinh phí xây lắp hệ thống bể lọc bằng xi măng, riêng chi phí cho cây lọc nước hàng tháng cũng đã mất hàng trăm ngàn đồng” - ông Việt cho biết.

Có nhà máy nước sạch, người dân Kỳ Hưng vẫn phải dùng nước “bẩn”

Ở xã Kỳ Hưng, hầu như gia đình nào cũng phải đầu tư đầy đủ cả giếng khoan, máy bơm, hệ thống lọc nước bằng bể xi măng và cây lọc nước tinh khiết...

Sau sự cố ngập mặn do cơn bão số 10 năm 2017, tình trạng đất đai, nguồn nước bị nhiễm mặn ở Kỳ Hưng càng có xu hướng lan rộng. Ban đầu chỉ có 256 hộ dân ở 2 thôn cạnh đê là Hưng Phú và Trần Phú bị ảnh hưởng, sau hơn một năm, đã có thêm hàng trăm hộ dân tại các thôn khác cũng bị nhiễm mặn nguồn nước ở các mức độ khác nhau.

Có nhà máy nước sạch, người dân Kỳ Hưng vẫn phải dùng nước “bẩn”

Có nhà máy nước hoạt động trên địa bàn nhưng người dân xã Kỳ Hưng vẫn không được sử dụng nước sạch

Điều đáng nói là, ngay trên địa bàn xã Kỳ Hưng, có 1 nhà máy nước phục vụ nước sạch cho các địa phương ở thị xã Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh nhưng riêng xã này vẫn chưa có hộ dân nào được sử dụng nước sạch. Được biết, rất nhiều lần chính quyền và người dân xã Kỳ Hưng có kiến nghị nhưng do nhiều nguyên nhân, nhất là việc thiếu kinh phí xây dựng hệ thống dẫn nước nên nguyện vọng này vẫn chưa được thực hiện.

“Sống cạnh nhà máy nước mà không có nước sạch sinh hoạt, đây là vấn đề “nóng” nhất của địa phương trong thời gian qua, đặc biệt là trong khoảng 1 năm trở lại đây. Cấp ủy, chính quyền xã luôn đau đầu với câu hỏi của dân là khi nào thì có nước sạch sử dụng… Câu trả lời này nằm ngoài khả năng của cấp ủy, chính quyền địa phương. Rất mong cấp trên quan tâm và sớm có giải pháp để đáp ứng tâm tư, nguyện vọng và đề xuất chính đáng của người dân” - ông Nguyễn Đình Tài, Chủ tịch UBND xã Kỳ Hưng chia sẻ.

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Hiểm nguy rình rập trên tuyến QL 1 qua xã Kỳ Thọ

Hiểm nguy rình rập trên tuyến QL 1 qua xã Kỳ Thọ

Người tham gia giao thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua thôn Tân Sơn, xã Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) không khỏi bất an, bởi rãnh thoát nước 2 bên tuyến đường không có nắp đậy, nhiều cầu, cống không có lan can.
Mua hàng theo thần tượng

Mua hàng theo thần tượng

Một trong những yếu tố giúp người nổi tiếng nhận được nhiều hợp đồng quảng cáo là nhờ họ có niềm tin của công chúng. Nhưng, cũng ở “sân chơi” này, nhiều người đã “ngã ngựa” do quảng cáo sai sự thật.
Rác thải chất đống trên tuyến đê La Giang

Rác thải chất đống trên tuyến đê La Giang

Rác thải chất đống tại nhiều vị trí dọc theo tuyến đê La Giang (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Giăng lưới ven sông "đón lõng" chim trời

Giăng lưới ven sông "đón lõng" chim trời

Dựa vào địa thế ven sông, cây cối um tùm, người dân Tân Lâm Hương (TP Hà Tĩnh) đã giăng lưới bẫy chim trời khiến nhiều loại chim bị tiêu diệt, trong đó một số loại chết khô trên lưới.
Tôi đi mua thuốc diệt chuột...

Tôi đi mua thuốc diệt chuột...

Không khó để tìm mua các loại thuốc diệt chuột tại các địa phương ở Hà Tĩnh và dễ nhận thấy là nhiều loại không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc.
Bán hàng kiểu mini game hay đỏ đen trá hình!?

Bán hàng kiểu mini game hay đỏ đen trá hình!?

Gần đây, một số shop ở Hà Tĩnh đang rộ lên phong trào bán hàng theo hình thức tổ chức mini game, thử vận may của khách hàng để mua món hàng với giá chỉ vài chục nghìn đồng.
Rác "án ngữ" cổng làng ở Thạch Hà

Rác "án ngữ" cổng làng ở Thạch Hà

Đầu đường vào thôn Đông Hà 2 cũng là khu vực đặt cổng chào của giáo xứ Lộc Thủy (xã Thạch Long, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang thành nơi tập kết rác.
Đừng làm mất vẻ đẹp tà áo dài truyền thống

Đừng làm mất vẻ đẹp tà áo dài truyền thống

Tết Nguyên đán cận kề, nhiều người dân Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung lựa chọn chụp ảnh cùng áo dài truyền thống, song mỗi người cần lựa chọn trang phục, cách tạo dáng phù hợp.