Con đường hoàn lương của chủ xưởng lốp ô tô

(Baohatinh.vn) - Trở về sau 3 năm chịu án tù giam, tưởng như anh Phạm Văn* (SN 1984, Cẩm Trung, Cẩm Xuyên) sẽ chìm sâu vào nỗi mặc cảm, tự ti. Song, bằng nghị lực phi thường, con người lầm lỡ ấy đã vượt lên để làm lại cuộc đời.

Trót dại

Trước mắt tôi, người đàn ông trẻ với nước da bánh mật, đôi bàn tay lấm lem dầu mỡ đang cần mẫn tìm kiếm từng lỗ thủng trên chiếc lốp xe. Thật đối lập, trong khi từng cơn gió lạnh của những ngày cuối năm len lỏi khiến người ta run lên từng hồi, trán anh lại đẫm mồ hôi theo nhịp độ công việc.

con duong hoan luong cua chu xuong lop o to

Nhờ xưởng lốp ô tô và cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng, cuộc sống gia đình anh Văn từng bước ổn định, thu nhập bình quân từ 12-15 triệu đồng/tháng.

Trầm ngâm, chậm rãi, Văn bắt đầu câu chuyện bằng lỗi lầm của bản thân trong quá khứ. Năm 2008, ra trường không có việc làm ổn định, nghe theo lời đám bạn xấu rủ rê, phần vì hạn chế hiểu biết pháp luật, phần muốn có tiền để thỏa mãn sở thích cá nhân, Văn đã giật 1 chiếc điện thoại từ người đi đường. Trả giá cho hành vi bồng bột ấy là mức án 3 năm tù giam.

Sự động viên từ gia đình, cán bộ quản giáo và các bạn tù là liều thuốc tinh thần giúp Văn vượt qua nỗi mặc cảm trong thời gian đầu mới vào trại. Anh cùng với 10 phạm nhân khác được phân công về đội sản xuất rau màu, chuyên công tác hậu cần trong trại giam.

Ngoài công việc hàng ngày với năng khiếu bóng bàn khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã giúp Văn tự tin, sôi nổi trong các hoạt động thể thao và luôn giành giải cao trong giải đấu do trại tổ chức. Sau nhiều nỗ lực, Phạm Văn được đặc xá trước thời hạn 1 năm.

Hoàn lương

Trở về sau quá khứ lầm lỗi, để tái hòa nhập cộng đồng, ổn định tinh thần là điều vô cùng khó khăn. Gạt bỏ nỗi mặc cảm, tự ti, anh một mình vào chốn Sài thành lạ lẫm tìm kiếm việc làm. Ngày nào cũng vậy, người thanh niên ấy miệt mài gõ cửa từng doanh nghiệp, thậm chí chỉ là một cửa hàng nhỏ với mong muốn may mắn sẽ mỉm cười. Thế rồi, trời không phụ lòng người, anh được nhận vào làm bảo vệ tại Công ty Lê Long một thời gian, sau đó chuyển công tác sang Công ty Long Sơn.

“Lúc ấy, tôi nghĩ mình đã hoài phí 2 năm tuổi trẻ bởi những sai lầm. Chính vì vậy, sau khi có được cơ hội, phải cố gắng, nắm bắt từng chút một”- Văn tâm sự. Đồng lương ít ỏi từ công việc bảo vệ được anh dành dụm để trang trải cho các khoản học phí 2 khóa đào tạo nghiệp vụ chữa cháy và bảo vệ do Công an TP Hồ Chí Minh tổ chức. Sự nỗ lực của Phạm Văn đã gặt hái “trái ngọt” khi anh được chọn đứng lớp đào tạo học viên.

Sau khi các lớp học mãn khóa, Văn chuyển sang làm tài xế tại nhà xe Hải Cường (chuyên chạy chuyến Sài Gòn – Hà Tĩnh). Và cũng chính từ mối lương duyên không hẹn trước, anh đã gặp gỡ và nên duyên vợ chồng với một cô gái quê Cẩm Dương (Cẩm Xuyên). Để toàn tâm chăm lo cho gia đình nhỏ, anh chuyển hẳn về quê sinh sống.

Nhờ có cửa hàng săm lốp của 2 người anh ruột, ngày ngày, Văn lại tìm đến… “học mót”. Khi đã “cứng” nghề, được Công an huyện Cẩm Xuyên đứng ra bảo lãnh, anh vay 200 triệu đồng từ Quỹ Tín dụng nhân dân Cẩm Trung (nay là Quỹ Tín dụng nhân dân Lạc Trung) để mở xưởng lốp ô tô. Không chỉ vậy, anh Văn còn góp vốn với người thân mở cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng (gạch ốp lát, thiết bị phòng tắm...). Đến nay, cuộc sống gia đình anh đã từng bước ổn định, mỗi tháng thu nhập từ 12-15 triệu đồng.

“Nhớ thời gian mới vào nghề, có hôm phải cạy 4 chiếc lốp xe khiến đôi bàn tay tôi chai phồng, đau nhức. Nhưng càng khó khăn, mình càng phải quyết tâm. Dịp cuối năm, lượng khách sửa chữa chủ yếu vào ban đêm nên việc thức trắng là chuyện thường. Từ một kẻ tay trắng, từng phạm sai lầm, nay có tổ ấm gia đình và việc làm để ổn định cuộc sống, tôi cảm thấy mình hạnh phúc biết bao”, vẻ mặt rạng rỡ hiện lên trên gương mặt người đàn ông trẻ giàu nghị lực sau lời tâm sự chân thành.

(*): Tên nhân vật đã được thay đổi

Đọc thêm

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.