Công tác đối ngoại góp phần nâng cao vị thế của Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Với nhiều giải pháp đồng bộ, công tác đối ngoại của Hà Tĩnh đã góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế của tỉnh.

1.jpg
Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị.

Sáng 6/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ngành Ngoại giao năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh và Giám đốc Sở Ngoại vụ Phạm Xuân Phú điều hành tại điểm cầu Hà Tĩnh.

bqbht_br_0.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh và Giám đốc Sở Ngoại vụ Phạm Xuân Phú điều hành tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Năm 2024, công tác ngoại giao được triển khai chủ động, đồng bộ, sáng tạo và hiệu quả nhằm tiếp tục nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Trên nền tảng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa đối ngoại, các hoạt động ngoại giao Việt Nam đã thể hiện sự năng động, sáng tạo và tích cực trên khắp các châu lục và tại nhiều diễn đàn, cơ chế đa phương.

Trong năm, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã tiến hành 59 hoạt động đối ngoại, trong đó có 21 chuyến thăm tới các nước và tham dự các hội nghị đa phương; đón 25 đoàn lãnh đạo các nước thăm Việt Nam; ký kết mới hơn 170 thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và lợi ích. Ngoại giao kinh tế tiếp tục đóng góp tích cực vào những thành tựu kinh tế chung của đất nước. Theo đó, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt kỷ lục mới với hơn 800 tỷ USD. Việt Nam tiếp tục là một trong những nước tiếp nhận FDI lớn nhất thế giới.

ct1h-thay7.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng cùng đại biểu chụp hình lưu niệm với lãnh đạo Tập đoàn Sembcorp. Ảnh: TTXVN

Trước những biến động lớn trên thế giới, quốc phòng - an ninh - đối ngoại đã hình thành thế chân kiềng, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ. Trên bình diện đa phương, Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò, vị thế, uy tín và có nhiều đóng góp tích cực cho cộng đồng quốc tế; góp phần đưa thế và lực của đất nước không ngừng được nâng cao.

Công tác ngoại giao cũng góp phần vận động thành công UNESCO ghi danh thêm 6 danh hiệu và di sản của Việt Nam, nâng tổng số danh hiệu UNESCO lên 71 danh hiệu, tạo nguồn lực mới cho phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở các địa phương một cách bền vững.

Tại hội nghị, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương đã tham luận, làm rõ những kết quả nổi bật của công tác ngoại giao năm 2024; đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2025, nhất là đề xuất các giải pháp phối hợp chặt giữa các lực lượng làm công tác đối ngoại để công tác đối ngoại trong năm 2025 và thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn.

bqbht_br_8543.jpg
Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Năm 2024, Hà Tĩnh đã tổ chức ký kết 3 thỏa thuận quốc tế nhân danh cấp tỉnh và hướng dẫn 3 thỏa thuận quốc tế nhân danh cấp sở, huyện. Tỉnh cũng tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp của Việt Nam và của tỉnh đầu tư tại các địa phương Lào; tổ chức các buổi làm việc với đại sứ quán, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và tham gia các diễn đàn quốc tế do Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài tổ chức; tổ chức các đoàn đi xúc tiến đầu tư ở nước ngoài, cung cấp tài liệu về tiềm năng, lợi thế, các dự án kêu gọi đầu tư, tình hình thu hút đầu tư vào tỉnh Hà Tĩnh cho các nhà đầu tư quan tâm, tìm kiếm các cơ hội hợp tác, đầu tư mới.

Với nhiều giải pháp đồng bộ, công tác đối ngoại của Hà Tĩnh đã góp phần phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao vị thế của tỉnh. Trong năm, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,4 tỷ USD, đạt kế hoạch đề ra; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 3,7 tỷ USD. Hiện nay, một số công ty, tập đoàn lớn trên thế giới đang tiếp tục nghiên cứu, lập hồ sơ đề xuất thực hiện dự án tại tỉnh.

Về công tác biên giới lãnh thổ, Hà Tĩnh có hơn 164 km đường biên giới chung với hai tỉnh Bolikhămxay và Khăm Muồn, nước CHDCND Lào. Hà Tĩnh và chính quyền các tỉnh bạn Lào có chung đường biên giới triển khai thực hiện hiệu quả nội dung các hiệp định, nghị định, quy chế giữa hai nước; làm tốt công tác quản lý, kiểm soát, xuất nhập cảnh, tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo thông thoáng cho hoạt động lưu thông qua lại cửa khẩu.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những kết quả đạt được của ngành ngoại giao trong năm 2024.

z6201521781320-180078e8b8a6bcc36f481d4974a7ca02.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Phát huy những kết quả đạt được, Thủ tướng Chính phủ mong muốn Bộ Ngoại giao nắm chắc tình hình, chủ động đề xuất các đối sách ngoại giao; khai thác hiệu quả hơn nữa những thỏa thuận đã ký kết với các nước trên thế giới; xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao vừa hồng vừa chuyên; kiên trì đường lối ngoại giao độc lập; nắm chắc tình hình trong nước, ngoài nước để có phản ứng linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, không để Đảng và Nhà nước bất ngờ về chính sách đối ngoại.

Phân tích bối cảnh triển khai nhiệm vụ năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đề nghị ngành Ngoại giao rà soát lại các mục tiêu để triển khai tăng tốc bứt phá. Theo đó, ngành Ngoại giao cần tiếp tục triển khai đồng bộ, nâng tầm công tác đối ngoại, bao gồm cả đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân, đối ngoại song phương và đa phương; ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài, bảo hộ công dân...

Bên cạnh đó, ngành Ngoại giao cần nhanh chóng tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết 18 của Trung ương, bảo đảm triển khai thông suốt, thống nhất công tác đối ngoại, phát huy sức mạnh tổng hợp của đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân, tạo bước tiến đột phá về xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, tiếp tục là điểm sáng, tạo nền tảng đưa đất nước lên kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Chủ đề 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 57

Đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 57

Sáng 27/5, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 57 trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tổ chức họp triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng - Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Hơn 17 triệu người góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013 qua VNeID

Hơn 17 triệu người góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013 qua VNeID

Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, ngoài ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, số lượng người dân trực tiếp góp ý trên ứng dụng VNeID ngày càng tăng.
Vì sao phải sửa đổi điều 110 Hiến pháp về đơn vị hành chính?

Vì sao phải sửa đổi điều 110 Hiến pháp về đơn vị hành chính?

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ, phù hợp yêu cầu cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hiện đại và làm nền tảng cho việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa phương. 
Khi người trẻ ở Hà Tĩnh gánh vác việc thôn

Khi người trẻ ở Hà Tĩnh gánh vác việc thôn

Thời gian qua, tại các địa phương ở Hà Tĩnh, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành người “đứng mũi chịu sào” gánh vác công việc thôn. Với sự năng động, nhiệt huyết, những người trẻ làm cán bộ thôn đã thổi luồng sinh khí mới cho các hoạt động, phong trào ở cơ sở.
Phát huy quyền làm chủ, trách nhiệm công dân trong lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Phát huy quyền làm chủ, trách nhiệm công dân trong lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Trong thời gian từ ngày 6/5 đến ngày 5/6/2025, Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Cử tri và nhân dân kỳ vọng, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế một cách toàn diện, tạo nền tảng cho bộ máy Nhà nước thực sự tinh- gọn- mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.