CPI Hà Tĩnh tăng thấp nhất trong vòng 5 năm gần đây

(Baohatinh.vn) - Theo Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 của Hà Tĩnh tăng 1,45% so với bình quân năm 2020 - mức tăng thấp nhất 5 năm trở lại đây và thấp hơn mức tăng trung bình chung cả nước (1,84%).

CPI Hà Tĩnh tăng thấp nhất trong vòng 5 năm gần đây

Việc tăng CPI ở mức 1,45% là phù hợp với quy luật cung – cầu hàng hóa, trong khi lượng cầu ở mức không cao và lượng cung vẫn đảm bảo để đáp ứng. Hà Tĩnh không để xẩy ra các cú sốc khan hiếm hàng hóa làm tăng giá, nhất là những đợt dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. (Ảnh minh hoạ).

Theo đó, CPI năm 2021 Hà Tĩnh tăng bình quân 1,45% so với năm 2020 (năm 2017 tăng 3,8%; 2018 là 3,68%, 2019 là 1,75%, 2020 là 3,45%).

Cũng theo phân tích của Cục Thống kê Hà Tĩnh, để CPI giữ được mức tăng 1,45% là sự thành công trong việc điều tiết nền kinh tế của địa phương. Có được kết quả này là nhờ chính sách điều tiết nền kinh tế từ Trung ương đến địa phương linh hoạt, phù hợp với từng thời điểm.

CPI Hà Tĩnh tăng thấp nhất trong vòng 5 năm gần đây

Theo các chuyên gia kinh tế, việc tăng CPI ở mức 1,45% là phù hợp với quy luật cung - cầu hàng hóa, trong khi lượng cầu ở mức không cao và lượng cung vẫn đảm bảo để đáp ứng, không để xảy ra các cú sốc khan hiếm hàng hóa làm tăng giá, nhất là những đợt dịch bệnh xẩy ra trên địa bàn; sự biến động tăng giá chủ yếu ở các yếu tố đầu vào sản xuất (VLXD, xăng dầu) làm cho giá sản xuất tăng nên đẩy giá tiêu dùng tăng, đây là quy luật tất yếu của thị trường; ảnh hưởng từ dịch bệnh đối với đàn vật nuôi (dịch tả lợn Châu Phi, viêm da nổi cục trên trâu bò...) tác động đến tâm lý người tiêu dùng và giá thực phẩm; do ảnh hưởng của dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa nên đẩy giá một số mặt hàng tăng lên.

Ông Trần Hoài Nam - Trưởng phòng Thống kê kinh tế Cục Thống kê Hà Tĩnh cho biết, để ổn định chỉ số CPI trong năm 2022, Hà Tĩnh cần tiếp tục thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về kiểm soát thị trường, kiềm chế lạm phát, tăng cường công tác tuyên truyền để các hộ sản xuất, kinh doanh không tự ý nâng giá do ảnh hưởng bởi dịch bệnh hoặc các dịp lễ, tết khi lượng cầu tăng cao. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách điều chỉnh để ổn định giá các mặt hàng xăng, dầu, điện nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ổn định được giá sản xuất; phòng chống dịch bệnh, có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi để tái đàn nhằm tăng lượng cung thực phẩm phục vụ tiêu dùng; có chính sách hỗ trợ về vốn và về lãi suất đối với các đơn vị sản xuất bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Nỗi lo hàng giả, làm sao để bảo vệ người tiêu dùng?

Nỗi lo hàng giả, làm sao để bảo vệ người tiêu dùng?

Vấn nạn hàng giả là câu chuyện không mới nhưng chưa khi nào hết nhức nhối trong xã hội. Các vụ việc sản xuất hàng giả liên tiếp được phát hiện càng khiến người tiêu dùng trong nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng lo lắng.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Vì sao hàng nghìn nhân viên ngân hàng mất việc

Vì sao hàng nghìn nhân viên ngân hàng mất việc

Dưới làn sóng chuyển đổi số, các ngân hàng đang cắt giảm mạnh nhân sự, có nơi giảm cả nghìn người. Tuy nhiên, vẫn có những nhà băng khẳng định sẽ tiếp tục tuyển dụng nhân sự mới.
Giá xăng giảm sau nghỉ lễ

Giá xăng giảm sau nghỉ lễ

Từ 15h ngày 5/5, giá xăng RON 95 giảm 50 đồng xuống 19.580 đồng/lít. Từ đầu năm 2025, mặt hàng này đã có 9 lần tăng giá và 9 lần giảm giá.