Một trong hoạt động chính của lễ hội That Luang là lễ rước tháp từ chùa mẹ Simuong tới That Luang. Đoàn rước Phạ Sạt Phơng do nhóm các nhà sư dẫn đầu đi dưới cờ Lào và cờ Phật. (Ảnh: Lao Security News)
Nhóm rước tiếp theo là đại diện lãnh đạo Trung ương và địa phương. (Ảnh: Lao Security News)
Tiếp ngay sau là đoàn tháp sáp của các gia đình, thôn, bản, các tổ chức xã hội… vừa rước vừa biểu diễn các nhạc cụ dân tộc cổ truyền Lào. (Ảnh: Lao Security News)
Hàng nghìn người dân tham gia lễ rước tháo với trang phục của các dân tộc Lào tạo nên khung cảnh lễ hội sôi động, vui tươi, nhiều màu sắc. (Ảnh: Lao National Radio)
Theo quy định, đoàn rước Phạ Sạt Phơng sẽ tiến vào bên trong khu vực chân tháp That Luang, đi 3 vòng chung quanh tháp rồi dừng lại ở hậu sảnh. (Ảnh: Lao Security News)
Sau đó, Phạ Sạt Phơng được đặt chung quanh chân tháp That Luang. Tại đây, các phật tử sẽ lắng nghe những lời răn dạy của các nhà sư chỉ làm điều thiện để tâm luôn trong sáng, an lành và có cuộc sống tốt đời đẹp đạo. (Ảnh: Tholakhong)
Phạ Sạt Phơng được làm từ vật liệu nhẹ, có kiến trúc đền thờ cách điệu với nhiều kích thước khác nhau, được trang trí các họa tiết bằng sáp ong màu vàng rực rỡ, trên chóp cắm hoa tươi kết nối các tua dây hoặc tiền giấy nhằm cầu may lấy phước lành và mong muốn thịnh vượng. (Ảnh: Lao Security News)
Theo tục lệ, mỗi gia đình, thôn, bản hoặc một nhóm người… đều có thể chung nhau cúng một Phạ Sạt Phơng. (Ảnh: Lao Security News)
Trong lễ rước, tiếng khèn, tiếng chiêng, tiếng trống, các nhạc cụ dân tộc của Lào vang lên ở khắp mọi nơi tạo nên không khí vui vẻ. That Luang là lễ hội tôn giáo lớn nhất trong năm của Lào. Năm nay lễ hội được tổ chức từ ngày 4-8/11/2022, tại Thủ đô Vientiane. (Ảnh: Tholakhong)