Từ nguồn nguyên liệu “lộc trời” ban tặng, các cơ sở chế biến rươi ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã đầu tư công nghệ, chế biến thành các sản phẩm hướng đến đạt chuẩn OCOP.
Thời điểm này, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh đang tập trung tăng đàn, vỗ béo cho các vật nuôi đặc sản để kịp thời cung ứng thị trường tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Ngày cuối kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, nhiều người dân và khách du lịch tìm mua đặc sản Hà Tĩnh. Kẹo cu đơ, bưởi Phúc Trạch, cà muối… là những sản phẩm được ưa chuộng để làm quà biếu bạn bè, người thân.
Bằng kinh nghiệm và kiến thức tự học hỏi, anh Ngô Hà Phương (SN 1986, thôn Đông Nam, xã Thạch Bình, TP Hà Tĩnh) đã mạnh dạn phát triển mô hình nuôi kết hợp con dúi, chim trĩ và gà H"Mông, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Là đặc sản nức tiếng, kẹo cu đơ Hà Tĩnh được nhiều người dân lựa chọn làm món quà quê gửi tặng người thân, bạn bè khi trở lại các tỉnh, thành trên cả nước sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Quý Mão.
Sinh ra và lớn lên ở Phúc Trạch, Hương Khê (Hà Tĩnh), có công việc ổn định tại Nghệ An, nhưng niềm đau đáu với nông sản quê hương đã thôi thúc chị Lê Thị Cẩm Vân từ bỏ phố thị về quê khởi nghiệp, sáng lập nên thương hiệu “Bưởi Phúc Trạch Thảo Vân”...
Việc thống nhất sử dụng 1 loại tem trên bưởi Phúc Trạch vừa được UBND tỉnh Hà Tĩnh thông qua góp phần hỗ trợ tối đa cho người dân trong việc dán tem nhãn sản phẩm.
Sau gần 5 ngày diễn ra hội nghị trực tuyến xúc tiến, kết nối tiêu thụ bưởi Phúc Trạch (Hương Khê – Hà Tĩnh), đã có hơn 150 tấn bưởi được tiêu thụ trên 6 sàn thương mại điện tử và nhiều hợp đồng được ký kết cung ứng qua chuỗi siêu thị Vinmart, Big C.
Cam bù và nhung hươu của Hương Sơn (Hà Tĩnh) từ bao đời nay đã trở thành đặc sản, sản phẩm chủ lực của địa phương… Tiếc rằng, thị trường tiêu thụ các sản phẩm này hiện vẫn quẩn quanh trên “sân nhà” và phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái.
Gỏi cá đục là món ăn duy nhất của Hà Tĩnh nằm trong top 100 món ăn đặc sản Việt Nam năm 2020-2021; cu đơ và bưởi Phúc Trạch là những sản phẩm nằm trong top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam.
Nhắc đến vũng bãi ngang ven biển Lộc Hà (Hà Tĩnh) không thể không kể đến gỏi cá đục. Với vị ngon “khó cưỡng” từ thịt cá hòa quyện với gia vị được tẩm ướp kỹ lưỡng đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn của món gỏi cá đục. Báo Hà Tĩnh xin giới thiệu cho quý vị và các bạn bí quyết chế biến món ăn ngon “đúng điệu” đặc sản này!
Chưa đến tết Nguyên đán nhưng hiện nay, nhiều trang trại nuôi đặc sản như: lợn nít, gà Đông Tảo, dê núi… đã không còn hàng để bán. Nhiều chủ trang trại bày tỏ tiếc nuối vì không đủ hàng cung cấp ra thị trường.
Huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế vườn đồi. Nhiều năm nay, người dân nơi đây đã mạnh dạn đầu tư lớn, ứng dụng KHKT, xây dựng hàng nghìn mô hình cho thu nhập cao.
Với 3.000 cây giống được phát triển từ nguồn gen của cây hồng bản địa, xã Thạch Đài (Thạch Hà) kỳ vọng sẽ khôi phục, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm giống hồng ngon nhất Hà Tĩnh.
Từng đoạt giải cao trong cuộc thi đấu xảo các loại quả ngon thời Pháp thuộc, bưởi Phúc Trạch đã và tiếp tục giúp hàng nghìn nông dân Hương Khê (Hà Tĩnh) thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Là loại quả có tiếng ở Hà Tĩnh nhưng năm ngoái và năm nay, hồng vuông Đông Lộ liên tục mất mùa nên người dân chỉ dành quả để ăn, để biếu chứ không có để bán ra thị trường.
Dù xác định sẽ bị mất nguồn thu hàng trăm triệu đồng, ông Nguyễn Trung Hiếu (xã Phúc Trạch, Hương Khê, Hà Tĩnh) vẫn quyết định cắt bỏ gần như toàn bộ quả bưởi non để “giữ sức” cho cây.
Những ngày này, các cơ sở làm mực một nắng ở Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) tất bật gom hàng, bình quân mỗi cơ sở chế biến khoảng 50 - 70kg mực mỗi ngày mới kịp phục vụ khách hàng.
Mực nhảy Vũng Áng (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh) đã là một thương hiệu ẩm thực riêng có của Hà Tĩnh nhờ sự tươi ngon của loại hải sản này và cả không gian để thực khách trải nghiệm.
Sau hơn 1 năm thực hiện, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận cả về số lượng lẫn chất lượng, từng bước hình thành nhóm sản phẩm đặc sản của từng vùng quê gắn với bảo tồn văn hóa và đặc trưng của mỗi vùng miền.
Giữa bạt ngàn những bánh kẹo tết đủ màu sắc, hương vị, món kẹo lạc vừng dân dã của vùng quê Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn làm xiêu lòng những thực khách khó tính bởi vị thơm ngọt, đậm đà.
Kamayan là tên của một bữa tiệc truyền thống ở Philippines. Trong đó, tất cả các món đều được trải đều lên mặt lá chuối và thực khách sẽ ngồi xung quanh để bốc thức ăn.
Cam Sơn Mai - sản vật đặc biệt, gắn liền với khí hậu với thổ nhưỡng của vùng đất Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) cấp chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là niềm vui của hàng nghìn hộ làm vườn trên địa bàn.
“Ai ơi cà xứ Nghệ, càng mặn lại càng giòn” – câu thơ của thi sỹ Huy Cận tuy giản dị nhưng đã gợi được đầy đủ cái quê tình đậm đà trong món ăn dân dã truyền thống của người xứ Nghệ. Từ cách muối cà truyền thống, ngày nay, người Hà Tĩnh còn có những “biến tấu” rất độc đáo, làm phong phú hương vị của món ăn này.
Bánh gói gạo đỏ Hương Sơn (Hà Tĩnh) từ lâu được coi là món ăn dân dã, được nhiều người yêu thích. Những chiếc bánh được làm thủ công từ gạo, được gói trong nhiều lớp lá chuối hơ kỹ đã làm nên thức quà đậm đà hương vị quê.