Đặc sản bưởi Phúc Trạch “lên ngôi”, người dân miền núi Hà Tĩnh “đổi đời”!

(Baohatinh.vn) - Từng đoạt giải cao trong cuộc thi đấu xảo các loại quả ngon thời Pháp thuộc, bưởi Phúc Trạch đã và tiếp tục giúp hàng nghìn nông dân Hương Khê (Hà Tĩnh) thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Giàu lên từ cây bưởi Phúc Trạch

Đặc sản bưởi Phúc Trạch “lên ngôi”, người dân miền núi Hà Tĩnh “đổi đời”!

Huyện Hương Khê hiện có 2.700 ha bưởi Phúc Trạch, trong đó có 1.700 ha đã cho thu hoạch.

Trong căn nhà khang trang giữa đồi bưởi bạt ngàn, ông Nguyễn Đình Hùng (thôn Ngọc Bội, xã Hương Trạch) kể: “Hàng chục năm trước, ông, cha tôi đã gắn bó với cây bưởi Phúc Trạch. Ban đầu, gia đình chỉ trồng đến vài chục gốc, giúp trang trải một phần nhỏ để cuộc sống bớt khó khăn. Năm 1993, sau khi lập gia đình, tôi cải tạo, quy hoạch lại vườn để chuyên canh trồng bưởi. Diện tích được mở rộng dần, đến nay đã gần 1 ha với hơn 350 gốc bưởi Phúc Trạch.

Từ hộ khó khăn, nay gia đình đã khá giả, nhà cửa khang trang, tiện nghi cơ bản đủ đầy, tất cả nhờ vào cây bưởi. Tính trung bình, mỗi năm gia đình thu về trên 150 triệu đồng tiền bưởi, riêng năm nay, thu khoảng 210 triệu đồng”.

Đặc sản bưởi Phúc Trạch “lên ngôi”, người dân miền núi Hà Tĩnh “đổi đời”!

Ông Nguyễn Đình Hùng (thôn Ngọc Bội, xã Hương Trạch) thu về trên 150 triệu đồng tiền bưởi mỗi năm.

Ông Võ Văn Trình (thôn 1, xã Phúc Trạch) luôn xem loài quả này là “đặc ân” của đời mình. Ông chia sẻ: “Không riêng gì tôi mà hàng nghìn gia đình ở Hương Khê khá lên, có thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm nhờ bưởi Phúc Trạch”.

Tiếp tục câu chuyện, giọng ông Trình trầm xuống: Có thời điểm, bưởi Phúc Trạch ra hoa nhưng không đậu quả, kéo dài trong khoảng 10 năm (từ năm 2005 - 2015). Nhiều người chán nản, muốn chặt bỏ, song phần lớn người dân vẫn chăm sóc, đặt niềm tin vào cây bưởi. Nhờ KHKT, người nông dân biết thụ phấn bổ sung, bưởi lại cho năng suất trở lại. Người dân lại phấn khởi chiết cành, mở rộng diện tích. Bây giờ, bưởi Phúc Trạch không chỉ là tên riêng của địa phương mà đã thành đặc sản mang thương hiệu chung của Hà Tĩnh.

Đặc sản bưởi Phúc Trạch “lên ngôi”, người dân miền núi Hà Tĩnh “đổi đời”!

Ông Võ Văn Trình (thôn 1, xã Phúc Trạch) xem bưởi Phúc Trạch là “đặc ân” của đời mình.

Ngược Hương Khê hôm nay, điều dễ nhận thấy là nhiều ngôi làng nằm giữa đất cằn, đồi hoang giờ đã thành những khu dân cư kiểu mẫu, xã nông thôn mới nâng cao. Người mua được xe tốt, người dựng được nhà cao đều nhờ bưởi. Đặc biệt, nhiều triệu phú trồng bưởi ở Hương Khê vẫn luôn tự hào mình chỉ là nông dân. Tiêu biểu như Hương Trạch, nhờ bưởi mà từ xã đặc biệt khó khăn, nằm trong diện hưởng chính sách đặc thù theo Quyết định 135/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nay đã “lột xác” thần kỳ.

Ông Cao Quốc Hội - Chủ tịch UBND xã Hương Trạch chia sẻ: “Xã được coi là thủ phủ bưởi Phúc Trạch với 360 ha, trung bình mỗi hộ sở hữu từ một sào đến 2 ha, trồng 50 - 400 cây. Đây là cây chủ lực phát triển kinh tế của địa phương. Mức thu nhập phổ biến từ bưởi của các hộ dân trên địa bàn đạt khoảng 70 - 80 triệu đồng, nhiều hộ đạt từ 200 - 400 triệu đồng/năm. Nhờ bưởi, người dân có thu nhập khá, đời sống không ngừng được nâng lên. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi phấn đấu xây dựng xã nông thôn mới nâng cao trong năm 2020 và hướng đến những mục tiêu cao hơn.”

Hình thành vùng sản xuất quy mô lớn

Đặc sản bưởi Phúc Trạch “lên ngôi”, người dân miền núi Hà Tĩnh “đổi đời”!

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhất của Hương Khê thời gian qua là phát huy tiềm năng, lợi thế về đất rừng, bãi bồi ven sông để mở rộng diện tích bưởi Phúc Trạch.

Ông Phan Kỳ - Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết, với mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững trên cơ sở đổi mới tư duy, đẩy mạnh liên kết, những năm qua, huyện Hương Khê đã nỗ lực triển khai thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhất là tập trung phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về đất rừng, bãi bồi ven sông để mở rộng diện tích bưởi Phúc Trạch. Năm 2015, diện tích bưởi Phúc Trạch mới đạt 1.500 ha thì nay đã tăng lên 2.719 ha, phủ kín hầu hết các xã ở huyện Hương Khê. Trong đó, diện tích đã cho quả là 1.761 ha. Giá trị thu hoạch từ bưởi Phúc Trạch năm 2020 đạt 739,5 tỷ đồng, tăng 559,5 tỷ đồng so với năm 2015.

Điều đáng nói nữa là đến nay, toàn huyện đã có hơn 70 tổ trồng bưởi VietGAP với diện tích hơn 500 ha (đã được công nhận) được cấp tem nhãn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong năm 2020, Hương Khê tiếp tục xây dựng thêm khoảng 100 tổ hợp tác sản xuất theo quy trình VietGAP, với diện tích khoảng 600 ha. Đơn cử, HTX Phát Lộc (thôn 11, xã Phúc Trạch) có tổng diện tích hơn 8 ha bưởi được sản xuất theo quy trình.

Đặc sản bưởi Phúc Trạch “lên ngôi”, người dân miền núi Hà Tĩnh “đổi đời”!

Toàn huyện đã có hơn 70 tổ trồng bưởi VietGAP với diện tích hơn 500 ha.

VietGap với 5 ha có quả, năm nay thu hoạch 70 tấn. Ông Phan Văn Tính - Giám đốc HTX chia sẻ: Để bưởi Phúc Trạch vươn xa, các xã viên luôn chú trọng sản xuất theo quy trình, tạo ra sản phẩm ngày càng ngon và có mẫu mã đẹp hơn. Mục tiêu trước mắt chúng tôi phấn đấu là sản phẩm của HTX được công nhận đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên.

Ngoài ra, công tác bảo tồn quỹ gen bưởi Phúc Trạch cũng được địa phương chú trọng. Hiện trên địa bàn huyện có 1 cơ sở bảo tồn quỹ gen, 4 cơ sở sản xuất giống đảm bảo chất lượng, cung cấp trên 5 vạn cây/năm và đang triển khai xây dựng dự án bảo tồn quỹ gen, nhân giống và phát triển bưởi Phúc Trạch giai đoạn 2, với tổng mức đầu tư trên 60 tỷ đồng.

(Còn nữa)

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.