Đảm bảo an toàn, chủ động tiêu thoát nước, ứng phó với mưa lớn ở TP Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Dù các đợt mưa lớn diễn ra ngắt quãng, thời gian ngắn song với diễn biến phức tạp của thời tiết, TP Hà Tĩnh đang “bật” chế độ ứng phó với thiên tai mức cao nhất nhằm bảo vệ an toàn cho các công trình, người dân và phòng chống ngập cục bộ khu vực nội thị.

Đảm bảo an toàn, chủ động tiêu thoát nước, ứng phó với mưa lớn ở TP Hà Tĩnh

Trưởng phòng Kinh tế Trần Quang Hưng (bên phải), Giám đốc BQL Dự án đầu tư xây dựng công trình và phát triển quỹ đất thành phố Nguyễn Tiến Cương kiểm tra khả năng thoát nước của cống K14 trên tuyến đê Đồng Môn.

Ông Trần Quang Hưng - Trưởng phòng Kinh tế (UBND thành phố) cho hay, đặc điểm của TP Hà Tĩnh là các con sông bao quanh, chịu ảnh hưởng rất lớn từ tác động của thủy triều. Đợt mưa này xảy ra vào thời điểm gần đến ngày rằm (ngày 15 âm lịch hàng tháng là thời điểm thủy triều lên cao nhất - PV), trong khi trên địa bàn, nhiều dự án, công trình đang trong giai đoạn thi công khiến cho công tác phòng chống thiên tai trở nên cấp bách.

“Sáng 25/9, UBND thành phố đã ban thành công điện, yêu cầu tất cả các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, phường, chủ đầu tư và đơn vị thi công các dự án trực ban 24/24h. Theo đó, các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức kiểm tra, rà soát toàn hệ thống công trình thủy lợi; vùng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các dự án đang thi công để triển khai các phương án đảm bảo an toàn, ứng phó với thiên tai. Đối với giải pháp tiêu úng, phòng đã phối hợp với Phòng Quản lý đô thị, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất, Công ty CP Môi trường và quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh, các địa phương triển khai phương án tiêu úng tại chỗ. Đồng thời, căn triều xuống để chủ động vận hành, mở cống qua đê, cống tiêu thoát lũ; khơi thông hệ thống mương tiêu úng, nhất là các trục chính nhằm tiêu thoát lũ nhanh khi có diễn biến mưa lớn” - ông Trần Quang Hưng thông tin.

Đảm bảo an toàn, chủ động tiêu thoát nước, ứng phó với mưa lớn ở TP Hà Tĩnh

Dự án đường vành đai phía Đông giai đoạn 1 đang có 8 nhà thầu thi công. Đến chiều 25/9, cơ bản các công tác phòng chống mưa lớn, bảo vệ công trình đã hoàn tất.

Hiện nay, toàn thành phố có 22 dự án đầu tư xây dựng đường giao thông, tiêu thoát nước, chỉnh trang hạ tầng đô thị đang thi công. Theo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất thành phố, những ngày qua, đơn vị đã chỉ đạo các nhà thầu gấp rút đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình còn dang dở và triển khai phương án ứng phó với thiên tai cho từng công trình.

Ông Nguyễn Tiến Cương - Giám đốc BQL cho biết: “Các đơn vị bám tiến độ theo từng giờ, thậm chí là xuyên đêm để hoàn thành mốc kế hoạch thi công nhằm đảm bảo an toàn cho công trình trước diễn biến mưa lớn. Ban cũng chỉ đạo tất cả các nhà thầu, sau khi kết thúc phần thi công thì tiến hành bố trí rào chắn, cắm biển cảnh báo. Cùng với đó, tập kết vật liệu vào vị trí được bố trí, thu dọn, khơi thông các vị trí tiêu thoát, không gây cản trở, ách tắc dòng chảy. Đến chiều 25/9, 100% đơn vị thi công đã hoàn thành công tác bảo vệ công trình, nhất quyết không xảy ra trường hợp bị động. Riêng đối với dự án đường vành đai phía Đông, BQL yêu cầu các đơn vị thi công phải bố trí người trực, sẵn sàng máy móc để ứng phó, xử lý tiêu thoát nước kịp thời; thường xuyên kiểm tra các vị trí cắt xẻ đê”.

Theo ghi nhận, từ chiều 25/9, tất cả các hoạt động thi công trên Dự án đường vành đai phía Đông đã tạm dừng để ứng phó với mưa lớn. Các đơn vị tiến hành tập kết máy móc, vật liệu về vị trí an toàn; tổ chức kíp trực 24/24h tại công trình. Anh Nguyễn Đức Năng - cán bộ kỹ thuật Công ty CP tư vấn và xây dựng Biển Đông (TP Vinh, Nghệ An) cho biết: “Đoạn thi công của công ty đã hoàn thành đắp đất K98, đang chuẩn bị rải thảm nhựa; cống qua đường vẫn đang trong giai đoạn thi công. Để chủ động ứng phó với diễn biến trong mưa lớn, 100% quân số trực tại công trường để có thể xử lý kịp thời các sự cố, đảm bảo an toàn về người và tài sản. Đêm qua, tranh thủ thời điểm thủy triều xuống, chúng tôi đã vận hành tháo nước qua cống K14 để giảm áp lực nước bên trong đê. Trước mắt, công trình đang được bảo vệ rất an toàn”.

Đảm bảo an toàn, chủ động tiêu thoát nước, ứng phó với mưa lớn ở TP Hà Tĩnh

Tất cả các điểm thi công Dự án nâng cấp, cải tạo đường Phan Đình Phùng đã được các đơn vị thi công đặt rào cảnh báo, đảm bảo sự an toàn cho người dân và các phương tiện lưu thông.

Tại các tuyến đường Phan Đình Phùng, Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Thị Minh Khai... đang thi công dở, một số hố thu chưa hoàn thành. Trước diễn biến mưa lớn, Công ty CP Môi trường và quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh đã triển khai thi công các đường dẫn nước tạm, thông cống một số đoạn đã đảm bảo an toàn để giảm áp lực ngập cục bộ.

Tại tất cả các hố thu, đơn vị cũng che chắn miệng hố, làm rào chắn, lắp đèn và lắp biển cảnh báo nguy hiểm. Cắt cử thường xuyên lực lượng trực công trình và các điểm xung yếu dễ ngập úng để phối hợp với các địa phương thu dọn rác, khơi thông dòng chảy sau các đợt mưa.

Đảm bảo an toàn, chủ động tiêu thoát nước, ứng phó với mưa lớn ở TP Hà Tĩnh

Công nhân Công ty CP Môi trường và quản lý công trình đô thị làm rào chắn, thường xuyên túc trực, kiểm tra các vị trí hố ga.

Trong khi đó, ở địa phương, các lực lượng cũng tập trung khơi thông, nạo vét cống rãnh; trực hố ga, hố thu, các hồ và tuyến đường để xử lý tại chỗ các vị trí ngập cục bộ; thu dọn lá cây, rác thải có thể làm tắc nghẽn hố ga, hố thu...

Ông Nguyễn Đức Hải – Chủ tịch UBND phường Bắc Hà cho biết: “Nhận diện năm nay, công tác phòng chống mưa lụt sẽ rất nhiều khó khăn do các công trình nâng cấp hệ thống thoát nước của thành phố đang trong thời gian thi công. Vì thế, phường đã chủ động trong việc phát động ra quân nạo vét toàn bộ hệ thống mương thoát trên địa bàn. Mặc dù diễn biến thời tiết vẫn còn nhiều phức tạp song tin rằng, khả năng thu nước ở các tuyến mương sẽ tốt hơn rất nhiều so với trước, làm giảm nỗi lo ngập úng cục bộ tại khu dân cư”.

Đảm bảo an toàn, chủ động tiêu thoát nước, ứng phó với mưa lớn ở TP Hà Tĩnh

Một số cây xanh trong diện di dời phục vụ dự án cũng được đơn vị thi công tranh thủ thời gian mưa xen kẽ để hoàn thành nốt công việc.

Theo UBND thành phố, từ cuối chiều 25/9, công tác triển khai phương án phòng chống mưa lớn đã cơ bản hoàn tất. Trong sáng nay (26/9), địa bàn tiếp tục có những đợt mưa lớn, ngắn song các phương án vẫn trong kiểm soát an toàn, chủ động.

Đọc thêm

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.
Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ trong năm 2024, sản lượng đào, quất tại các tỉnh, thành phía Bắc phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ giảm sút đáng kể. Điều này đã tác động để mặt bằng giá một số loại hoa, cây cảnh chơi tết ở Hà Tĩnh.