Đào tạo nghề cho học viên cai nghiện ma tuý tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội Hà Tĩnh giúp họ có công việc ổn định khi tái hoà nhập cộng đồng.
Lớp sơ cấp nghề cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, hướng tới giảm nghèo bền vững.
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm giúp huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) hướng đến mục tiêu giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu vừa ký ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND quy định mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Trong 650 học sinh, sinh viên nhập học tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh có 186 sinh viên hệ cao đẳng, còn lại là học sinh vừa học THPT vừa học hệ trung cấp nghề.
Dễ học, dễ làm, nhu cầu thị trường cao nên các lớp dạy nghề chế biến món ăn do Trung tâm GDNN – GDTX huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tổ chức luôn thu hút đông học viên tham gia.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu vừa ký quyết định phê duyệt danh mục các ngành/nghề đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025.
Lớp tập huấn thu hút hơn 80 đại biểu là đại diện ban giám hiệu nhà trường, cán bộ phòng đào tạo, cán bộ quản lý, nhà giáo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh.
Để đáp ứng nguồn nhân lực cho phát triển KT-XH, Hà Tĩnh đặt mục tiêu sẽ đào tạo nghề cho trên 87.900 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 80% năm 2025.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Hà Tĩnh đã gắn kết công tác dạy và học với nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó nâng tỷ lệ học sinh, sinh viên (HSSV) có việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 80%.
Để đạt chỉ tiêu đề ra, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Hà Tĩnh triển khai đồng bộ các giải pháp về thực hiện công tác tuyển sinh học nghề thông qua nhiều kênh truyền thông; nhân rộng mô hình đào tạo nghề theo chuẩn quốc tế được chuyển giao...
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm năm 2022 đạt những thành quả mới, góp phần nâng cao thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội. Nhân dịp đầu năm 2023, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Trí Lạc chia sẻ với P.V Báo Hà Tĩnh về những kết quả cũng như mục tiêu, giải pháp đối với lĩnh vực trọng tâm của ngành trong thời gian tới.
Các lớp tập huấn nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng dạy học được Sở LĐ-TB&XH tổ chức sẽ góp phần trang bị kiến thức, phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên dạy nghề Hà Tĩnh.
100% học viên là lao động Hà Tĩnh sau khi tốt nghiệp đều thực hành thành thạo các kỹ năng nghề cơ bản và nâng cao trong hoạt động nghề nghiệp tại các doanh nghiệp.
Với mục tiêu trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao của tỉnh và cả nước vào năm 2025, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh không ngừng đổi mới, phát triển chương trình đào tạo; tăng cường gắn kết với doanh nghiệp, tạo việc làm cho học sinh, sinh viên (HSSV) sau tốt nghiệp.
Giai đoạn 2020-2022, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành 3 nghị quyết về đào tạo nghề và giải quyết việc làm; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn đã tuyển sinh 50.701 học sinh, sinh viên; tổng kinh phí bố trí thực hiện công tác giải quyết việc làm là hơn 5,3 tỷ đồng.
Dịch COVID-19 được kiểm soát, các đường bay quốc tế mở trở lại và chính sách “mở cửa” ở nhiều quốc gia thời gian qua đã tạo thuận lợi để Hà Tĩnh thúc đẩy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Công tác đào tạo nghề của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh đã từng bước chuyển từ hướng “cung” sang hướng “cầu”, gắn với nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu sử dụng lao động.
Hơn 80% học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh có việc làm sau khi đào tạo nghề. Đa số học sinh, sinh viên nhà trường được các doanh nghiệp đánh giá đáp ứng về trình độ chuyên môn, ý thức tác phong công nghiệp, kỹ năng mềm.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ và Trưởng ban VH-XH Đào Thị Anh Nga ghi nhận, đánh giá cao công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm của Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh trong thời gian qua.
Thời điểm này, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn Hà Tĩnh đang tiếp nhận đăng ký tuyển sinh năm 2022. Theo kế hoạch, tổng chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở trong năm học 2022-2023 là hơn 19 ngàn học viên.
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động Hà Tĩnh theo Nghị quyết số 68/NQ-CP được doanh nghiệp và người lao động phấn khởi đón nhận.
Tại kỳ họp tới, HĐND tỉnh Hà Tĩnh sẽ xem xét, quyết nghị việc cụ thể hóa quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Vượt qua khó khăn của dịch bệnh, hơn 1.200 học sinh, sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng khoá học 2019 - 2022 Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức (Hà Tĩnh) đã hoàn thành chương trình học đảm bảo tiến độ, chất lượng đào tạo.
102 lao động Hà Tĩnh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 sẽ được Trường Trung cấp nghề Lý Tự Trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng trong thời gian 3 tháng ở các nhóm nghề: Nghiệp vụ nhà hàng, kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ du lịch và may công nghiệp.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn Hà Tĩnh đã và đang chủ động đẩy mạnh chuyển đổi số với mục tiêu hướng đến xây dựng các trường học nghề thông minh, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Sau gần 1 năm triển khai, chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại từ Trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA 2 do tổ chức Hợp tác Quốc tế CHLB Đức GIZ tài trợ đang được các sinh viên Hà Tĩnh đón nhận và hứa hẹn nhiều thành công.