Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Giai đoạn 2020-2022, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành 3 nghị quyết về đào tạo nghề và giải quyết việc làm; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn đã tuyển sinh 50.701 học sinh, sinh viên; tổng kinh phí bố trí thực hiện công tác giải quyết việc làm là hơn 5,3 tỷ đồng.

Sáng 26/10, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh về “Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2020-2022” tổ chức làm việc với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Sở LĐ-TB&XH) cùng các sở, ngành có liên quan.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ và Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đào Thị Anh Nga chủ trì cuộc làm việc.

Đồng chí Võ Hồng Hải - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy cùng dự.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ và Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đào Thị Anh Nga chủ trì cuộc làm việc.

Trên địa bàn Hà Tĩnh hiện có 22 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) gồm: 4 trường cao đẳng, 4 trường trung cấp, 2 trung tâm GDNN, 10 trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, 1 phân hiệu của Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại trực thuộc Bộ Công Thương. Trong đó, 2 cơ sở GDNN được lựa chọn đầu tư thành trường chất lượng cao, 30 nghề được lựa chọn đầu tư nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, ASEAN và quốc tế.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hà Tĩnh

Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đặng Văn Dũng báo cáo thực trạng tình hình và kết quả thực hiện quy định pháp luật về đào tạo nghề, giải quyết việc làm giai đoạn 2020-2022 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc tại các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh là 1.553 người.

Quy mô tuyển sinh học nghề hằng năm của các cơ sở GDNN được cấp phép là 19.840 chỉ tiêu/năm. Tổng số học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở GDNN là 26.000 người, đạt 92% quy mô đào tạo đã cấp phép.

Các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được hơn 200 chương trình, giáo trình đào tạo nghề theo các cấp trình độ; kiểm định đánh giá 3 chương trình đào tạo nghề trọng điểm cấp độ quốc tế; chỉnh sửa thẩm định ban hành mới 22 chương trình đào tạo; đồng thời tiếp nhận 7 chương trình đào tạo được chuyển giao từ Úc, Đức.

Cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo nghề của các trường dạy nghề được quy hoạch và đầu tư khá đồng bộ.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hà Tĩnh

Tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế trên địa bàn tỉnh là 687.782 người, chiếm khoảng 52,86% dân số toàn tỉnh; số lao động làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là 83.000 lao động; số lao động tham gia BHXH tính đến nay là 142.911 người chiếm 21,4% tổng lực lượng lao động.

Hiện có 76.191 lao động người Hà Tĩnh đang làm việc ở hơn 60 quốc gia trên thế giời.

Giai đoạn 2020-2022, HĐND tỉnh đã ban hành 3 nghị quyết về đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Các cơ sở GDNN đã tuyển sinh 50.701 học sinh, sinh viên. Tổng kinh phí bố trí thực hiện công tác giải quyết việc làm là hơn 5,3 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/9, trên địa bàn tỉnh có 1 trung tâm dịch vụ việc làm do UBND tỉnh quyết định thành lập và 19 doanh nghiệp dịch vụ việc làm do Sở LĐ-TB&XH cấp phép.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hà Tĩnh

Theo đại biểu Nguyễn Văn Danh - Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh, thời gian tới, cần tăng cường gắn kết đào tạo với doanh nghiệp; đẩy mạnh hiệu quả về hợp tác quốc tế GDNN..

Công tác phân tích, dự báo thị trường cung - cầu lao động được Sở LĐ-TB&XH và các địa phương tập trung thực hiện. Giai đoạn 2020-2022, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tổ chức 190 phiên giao dịch việc làm; 1.604 lượt doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch việc làm; có 19.756 người lao động đăng ký việc làm, 2.637 người lao động được các doanh nghiệp tuyển dụng.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hà Tĩnh

Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt - Bí thư Huyện ủy Thạch Hà: Cần lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về tạo việc làm vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tại buổi làm việc, đại biểu cũng đã làm rõ thêm việc quản lý và sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm; quy mô quỹ, nguồn hình thành, việc bổ sung hàng năm; số tổ chức, đơn vị, cá nhân được vay vốn; số lao động được vay vốn; tổng dư nợ cho vay và đánh giá tình hình, hiệu quả của việc sử dụng Quỹ.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ: Sở LĐ-TB&XH cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị trong công tác triển khai phân luồng học sinh; quan tâm bố trí kinh phí nhằm nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học nghề...

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đã làm rõ những tồn tại, hạn chế trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh. Từ đó, đề ra các giải pháp như: mở rộng quy mô đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp và đào tạo lao động kỹ thuật cao; thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2022-2030 theo Đề án quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2045; xây dựng, ban hành định mức kinh tế kỹ thuật làm căn cứ xây dựng giá dịch vụ đào tạo nghề trình độ cao đẳng, trung cấp; nâng cao năng lực bộ máy quản lý Nhà nước về GDNN...

Kết luận buổi làm việc, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đào Thị Anh Nga đề nghị Sở LĐ-TB&XH cần thường xuyên phối hợp với các cơ quan, các cấp, ngành để làm tốt công tác tuyên truyền, đào tạo nghề; có các giải pháp tăng tỷ lệ đào tạo nghề hằng năm; xây dựng phương án phân luồng học sinh; phát huy vai trò của sàn giao dịch việc làm; thực hiện hiệu quả Chỉ thị 10-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và các nghị quyết của HĐND tỉnh; tham mưu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư tại Hà Tĩnh.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hà Tĩnh

Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đào Thị Anh Nga kết luận buổi làm việc.

Sở GD&ĐT làm tốt công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh; phối hợp cùng Sở Nội vụ tổ chức rà soát các trung tâm giáo dục thường xuyên tại các địa phương; hướng dẫn các quy định liên quan tới học phí cho học sinh.

Về phía Sở Tài chính, cần quan tâm phân bổ các nguồn lực thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

Các đề xuất, kiến nghị của đại biểu, Ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh sẽ tiếp thu, hoàn thiện báo cáo kết quả giám sát để gửi các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Chủ đề Kỳ họp HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Đọc thêm

Xứng danh "Doanh nghiệp vì người lao động"

Xứng danh "Doanh nghiệp vì người lao động"

Thực hiện đầy đủ chế độ theo quy định, đảm bảo việc làm, thu nhập cho công nhân, các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh đang nỗ lực để xứng đáng với danh hiệu “Doanh nghiệp vì người lao động”.