Đất đắt đỏ, dân thành thị Trung Quốc mua chung cư cũ làm nghĩa địa

(Baohatinh.vn) - 1m 2 đất nghĩa địa ở trung tâm Thượng Hải có giá trung bình gấp khoảng 4 lần giá 1m 2 đất chung cư. Thực trạng này hiện đang diễn ra ở nhiều thành phố lớn khác ở Trung Quốc, buộc cư dân đô thị nước này phải đi sang các tỉnh lân cận mua chung cư cũ làm nơi thờ cúng.

dat dat do dan thanh thi trung quoc mua chung cu cu lam nghia dia

Một số chung cư cũ thế này ở Thượng Hải, Trung Quốc, có thể được người dân sử dụng làm nghĩa địa.

Ở một đất nước đông dân nhất nhì thế giới như Trung Quốc, người ta khó có thể mua được một “ngôi nhà” cho riêng mình, kể cả trước cũng như sau khi chết.

Dân số Trung Quốc đang già đi nhanh chóng, phần lớn nguyên nhân bắt nguồn từ chính sách một con kéo dài đến hàng thập kỷ của Bắc Kinh.

Ở Trung Quốc mỗi năm có đến 10 triệu người chết và con số này dự kiến sẽ còn tăng lên trong tương lai. Điều này đang thực sự trở thành mối lo ngại cho công dân Trung Quốc, đặc biệt là những người đang sống ở các thành phố lớn nước này khi họ đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng các khu đất nghĩa địa trong bối cảnh giá đất ở tại các thành phố lớn như Thượng Hải, Đại Liên và Quảng Châu đang ngày càng tăng cao. Nhiều cư dân thành thị Trung Quốc đang gặp bế tắc trong việc tìm nơi an nghỉ cho những người thân trong gia đình của họ sau khi mất.

dat dat do dan thanh thi trung quoc mua chung cu cu lam nghia dia

Bảng trên: Tỷ lệ người cao tuổi trên tổng dân số Trung Quốc (đơn vị: %); bảng dưới: số dân Trung Quốc từ 65 tuổi trở lên (đơn vị: triệu người)

Tại các thành phố ven biển lớn của Trung Quốc như Thượng Hải, giá đất tăng vọt trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Giá đất ở cao hơn kéo giá đất nghĩa địa cũng tăng cao chóng mặt. Ở một số nơi, đất nghĩa địa thậm chí còn đắt hơn cả đất chung cư, theo cùng 1 đơn vị so sánh.

Lấy ví dụ thực tế như ở khu vực trung tâm thành phố Thượng Hải, 1m2 đất xây mồ có giá trung bình khoảng 90.000 nhân dân tệ (13.800 USD), gấp khoảng 4 lần so với giá 1m2 đất chung cư !!!

Xu hướng chung, hiện nay người dân Trung Quốc thường chọn cách hỏa táng và mỗi người có riêng một phần mộ cho mình thay vì xây cả 1 khu lăng mộ tập thể, kiểu gia đình như trước. Các khu lăng mộ gia đình được kế thừa từ phong tục, tập quán xưa của người Trung Quốc đã khiến giá đất nghĩa địa tăng cao, gây ra tình trạng thiếu đất.

Trung Quốc quy định việc sử dụng đất xây mộ chỉ được giới hạn trong vòng 20 năm. Trong khi đó, một căn hộ ở chung cư có thể được gia chủ sử dụng đến 70 năm.

Để giải quyết tình huống này, nhiều người Trung Quốc quay sang tìm kiếm các khu chung cư cũ (thường đã được sử dụng trên 30 năm), ở các vùng nông thôn như đảo Sùng Minh (nằm ở cửa sông Dương Tử, cách Bắc Kinh 50km về phía Bắc), để đem sử dụng vào mục đích làm nơi đặt tro cốt. Nhằm tránh gây mâu thuẫn với người dân địa phương, các đại lý môi giới bất động sản tiết lộ, nhiều khách mua căn hộ kiểu này sẽ thực hiện hoạt động mua bán một cách hoàn toàn bí mật.

Theo chia sẻ của một nữ nhân viên 32 tuổi hiện đang làm việc cho một đại lý bất động sản ở đảo Sùng Minh, đại lý của cô đang tiếp nhận ngày càng nhiều các đơn đặt hàng mua chung cư trên đảo, trong đó, các khách mua tiềm năng có xu hướng tìm kiếm một căn hộ theo kiểu “Paiyongchang” – tức “nghĩa trang” theo tiếng Trung Quốc.

Chính quyền thành phố Đại Liên, ở Đông Bắc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc có chính sách khuyến khích người dân nên rải tro cốt người đã khuất xuống biển trong khi dự báo đến năm 2020, tức 4 năm nữa, thành phố này sẽ không còn chỗ trống cho các khu nghĩa địa.

Mỗi tuần 1 lần, các thành viên gia đình tang quyến sẽ được đi tàu ra biển để rải tro cốt, hoa cũng như các vật dụng khác xuống biển. Dịch vụ này hoàn toàn miễn phí và số lượng người sử dụng đã tăng lên khoảng 20%/năm, theo chính quyền thành phố.

Bên cạnh đó, thành phố Quảng Châu, nằm ở đông nam tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc còn sử dụng cách chôn tro cốt người đã khuất xuống các luống hoa và bãi cỏ để giải quyết tình trạng thiếu đất.  

(Theo Nikkei Asian Review) 

Chủ đề Bất động sản

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.