Đặt mục tiêu cao nhất mặt giá trị văn hóa trong chương trình nghệ thuật về Đại thi hào Nguyễn Du

(Baohatinh.vn) - Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn đề nghị ban tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 255 năm sinh, tưởng niệm 200 năm mất Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du phải đặt mục tiêu cao nhất về giá trị văn hóa.

Đặt mục tiêu cao nhất mặt giá trị văn hóa trong chương trình nghệ thuật về Đại thi hào Nguyễn Du

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh và Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Võ Hồng Hải tham dự.

Tối 8/8, Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh phối hợp với tác giả kịch bản, tổng đạo diễn tổ chức báo cáo demo (giới thiệu) chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Danh nhân văn hóa thế giới - Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Danh nhân văn hóa thế giới - Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du được phát triển trên một tem nhạc chủ đạo, kết hợp giữa các liên khúc (các trích đoạn ca khúc, trích đoạn dân ca); hát vocal tạo âm hưởng hoành tráng cho chương trình.

Dàn đồng ca được sử dụng theo hình thức ri-đô mở hoặc đóng lại một trường đoạn diễn xuất để thực hiện lớp diễn tiếp theo…

Đặt mục tiêu cao nhất mặt giá trị văn hóa trong chương trình nghệ thuật về Đại thi hào Nguyễn Du

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Võ Hồng Hải: Về tên gọi của chương trình, nên để gợi mở, không nên trích nguyên câu trong Truyện Kiều. Thời lượng chương trình còn dài, lời dẫn nên viết ngắn gọn hơn. Cần chọn các bản dịch hay hơn trong các đoạn trích dẫn.

Đặt mục tiêu cao nhất mặt giá trị văn hóa trong chương trình nghệ thuật về Đại thi hào Nguyễn Du

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh: Chỉ nên trích một số trích đoạn thật sự tiêu biểu của Truyện Kiều, làm rõ chữ "Tâm", chữ "Hiếu". Cần bổ sung thêm phần đánh giá, khái quát về giá trị của Truyện Kiều, đặc biệt về ngôn ngữ.

Trong một trường đoạn âm nhạc, nhiều hình tượng xuất hiện cùng lúc trên các tầng biểu diễn và các khu vực biểu diễn khác nhau. Quá khứ, hiện tại, được kết cấu đan xen cùng với khát vọng tương lai...

Chương trình nghệ thuật sử dụng một số hoạt cảnh múa và hoạt cảnh sân khấu có lời thoại để xâu chuỗi các sự kiện. Các hoạt cảnh khi là hiện thực, khi là hồi ức của nhân vật chính, khi là sự đối đáp giữa quá khứ và hiện tại.

Đặt mục tiêu cao nhất mặt giá trị văn hóa trong chương trình nghệ thuật về Đại thi hào Nguyễn Du

Tổng thể chương trình khá tốt nhưng cần nhiều điểm nhấn hơn. Bên cạnh đó, kết thúc chương trình cần đưa được thông điệp gửi tới hậu thế, nhắc nhở đạo làm quan, tính nhân văn, tình yêu..., dùng xưa để nhắc nhở ngày nay.

Ngoài ra, có thể sử dụng thêm một số câu ca trù, chỉnh sửa một số từ ngữ cho phù hợp...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng

Tại buổi duyệt demo, đa số đại biểu đánh giá cao tính công phu, sáng tạo, ý nghĩa của chương trình. Đồng thời đóng góp các ý kiến về tên gọi, kết cấu, thời gian các phân đoạn; góp ý về các đoạn trích dẫn, tâm lý nhân vật; trau chuốt hơn về âm nhạc, phối khí, hình ảnh, lời bình... để chương trình được hoàn thiện hơn.

Phát biểu tại buổi làm việc, thay mặt Ban Chỉ đạo tổ chức các hoạt động kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn đánh giá cao nỗ lực của nhà viết kịch Vũ Hải, trong một thời gian ngắn đã chuẩn bị được chương trình bài bản, có tính sáng tạo.

Đặt mục tiêu cao nhất mặt giá trị văn hóa trong chương trình nghệ thuật về Đại thi hào Nguyễn Du

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn đề nghị, chương trình nghệ thuật và buổi lễ phải đặt mục tiêu cao nhất về mặt giá trị văn hóa.

Là một chương trình diễn ra vào thời điểm lịch sử - trước thềm Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 và là năm Hà Tĩnh kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn mong muốn giá trị nhân văn, cái “Tâm” của Đại thi hào Nguyễn Du thể hiện xuyên suốt trong chương trình được gắn với đại hội Đảng các cấp.

"Công tác cán bộ chính là “chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài” - Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn đề nghị, chương trình nghệ thuật và buổi lễ phải đặt mục tiêu cao nhất về mặt giá trị văn hóa.

Bên cạnh đó, chương trình cần bổ sung chi tiết về thời kỳ đổi mới, hội nhập, gắn chương trình nghệ thuật với sự phát triển của Hà Tĩnh, với nền văn hóa của Hà Tĩnh.

Tổng thời gian chương trình tối đa chỉ từ 95-100 phút. Nên rút ngắn phần “Khai từ”, hoạt cảnh đối thoại của cụ Nguyễn Du với các nhân vật trong truyện Kiều phải trở thành điểm nhấn.

Bí thư Tỉnh ủy lưu ý cần kiểm tra, chuẩn hóa từ ngữ; chú ý chất lượng các ca sĩ, nâng cao chất lượng giọng đọc lời bình, chú ý hình ảnh minh họa phía sau...

Chủ đề 255 NĂM NGÀY SINH ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU

Đọc thêm

Nghe tin bác Trọng về thăm, tôi hái bó hoa tươi thắm mang đến kính tặng

Nghe tin bác Trọng về thăm, tôi hái bó hoa tươi thắm mang đến kính tặng

Ngày 22/4/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm hỏi bà con ở khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thôn Tân Văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Biết thông tin, bà Lê Thị Kiền ở thôn bên cạnh (Đông Văn) đã hái bó hoa loa kèn đỏ tươi trong vườn, vượt 3 cây số mang đến tặng người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta với tấm lòng thành kính, biết ơn.
Hơn 30 năm canh giữ “mắt thần” của biển

Hơn 30 năm canh giữ “mắt thần” của biển

Với ông Nguyễn Đăng Sỹ - Trạm trưởng Trạm Hải đăng Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), công việc canh “mắt thần” luôn sáng giữa biển khơi tuy thầm lặng nhưng cũng đầy tự hào, thiêng liêng.
Chuyện đời xúc động của một cựu tù Côn Đảo

Chuyện đời xúc động của một cựu tù Côn Đảo

Trở về từ chiến trường với thương tật nặng nề, nhưng thương binh Trần Văn Xuân ở xã Vượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã vượt qua tất cả nhờ tình yêu thương của người vợ là bà Võ Thị Nhân.
Cựu chiến binh vượt khó, làm giàu từ kinh tế vườn đồi

Cựu chiến binh vượt khó, làm giàu từ kinh tế vườn đồi

Cựu chiến binh Nguyễn Huy Năm (SN 1956, tổ dân phố Đông Trinh, phường Kỳ Trinh, TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế, điển hình về ý chí vươn lên của người thương binh "tàn nhưng không phế"...
Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.